Vượt thách thức, linh hoạt các phương án dạy học, ứng phó với dịch tại các trường miền núi
Năm học 2020 - 2021, khi triển khai dạy học trực tuyến, vì thiếu thốn về trang thiết bị dạy học, Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc, huyện Mai Sơn, Sơn La cho học sinh tạm nghỉ học và dạy học theo phương pháp giao bài tập về nhà. Thầy cô in bài và mang đến lớp hoặc nhờ trưởng bản giao đến cho học sinh. Mỗi tuần một lần, sau khi làm xong, học sinh mang bài đến lớp hoặc đến nhà trưởng bản rồi lấy bài mới về tự học. Những trường hợp đặc biệt, thầy, cô sẽ đến tận nhà học sinh để đưa và thu bài.
Trong năm học trước, Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc dạy học theo phương pháp giao bài tập về nhà. Mỗi khi thầy cô chuyển bài đến, trưởng bản Pơn xã Tà Hộc sẽ thông báo qua loa để các cháu đến lấy bài. Mỗi tuần một lần, bài tập từ lớp 1 đến lớp 9 đều do trưởng bản phân loại và phát đến từng cháu.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La vẫn quán triệt, thực hiện nghiêm túc phương châm “Học sinh dừng đến trường, nhưng không dừng học”. Toàn ngành cũng chủ động xây dựng phương án ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Các trường sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy - học phù hợp, có thể là dạy học trực tuyến, trên truyền hình hoặc giao bài trực tiếp. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức với toàn ngành là rất lớn.

Hiện nay, Sơn La hiện có 215.926 học sinh chưa đủ điều kiện học trực tuyến. Trong đó, 197.525 học sinh đang cần hỗ trợ thiết bị học tập. Cũng theo thống kê, nhiều học sinh đang gặp khó khăn do thiếu thiết bị, đường truyền để học trực tuyến. Nhiều nhất ở bậc tiểu học với gần 115 nghìn em, THCS là hơn 69 nghìn học sinh và THPT là trên 11 nghìn em.
Theo tính toán của Sở GD&ĐT Sơn La, nếu triển khai cho học sinh đồng loạt học qua truyền hình sẽ có khoảng 70 nghìn em không thể tiếp cận được vì gia đình không có tivi. Bên cạnh đó, trên 111 nghìn gia đình dù có tivi nhưng cũng không bắt được sóng Truyền hình Sơn La bởi các hộ sống rải rác ở khu vực núi cao, biên giới xa xôi.
Để phương án dạy học trực tuyến được khả thi, theo Sở GD&ĐT Sơn La cần phải có những hỗ trợ phù hợp từ nhiều phía. Sở mong muốn các Tập đoàn Viễn thông hỗ trợ gói DATA đủ dung lượng cho học sinh khó khăn. Đồng thời phủ sóng Internet rộng khắp đến các “vùng lõm”. Sở cũng cho rằng, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH Hà Nội hỗ trợ trong việc dạy học trên truyền hình đầy đủ các cấp học để những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Sơn La được tiếp sóng. Qua đó, giúp học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến có thể học qua truyền hình.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Sơn La cũng đề nghị các đơn vị/ tổ chức/ tài trợ trang thiết bị, kinh phí và cơ sở vật chất thiết yếu để học sinh có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện học tập, nhất là học sinh cuối cấp.
Tại Yên Bái, là tỉnh có cùng điều kiện về địa hình, đời sống của người dân căn bản cũng giống Sơn La. Trước khó khăn chung, một số trường học của Yên Bái đã chủ động tìm hướng đi phù hợp. Đơn cử như Trường THCS Bình Thuận (huyện Văn Chấn). Ngoài việc nâng cấp hệ thống Internet nội bộ, nhà trường đã chia nhóm học sinh ở vùng cao, khó khăn để tổ chức học tập.
Đồng thời, hệ thống Internet được nâng cấp trong toàn trường. Thầy cô cũng tự trang bị máy tính cá nhân để sẵn sàng dạy học. Về phía học sinh, nhà trường thống kê trường hợp có đủ trang thiết bị: Sóng điện thoại, Internet, điện thoại… sẽ học ở nhà. Nếu trong bản có một vài em đủ điều kiện sẽ gom thiết bị để tổ chức học theo nhóm tại thôn, bản. Mỗi nhóm có từ 3 - 5 em. Một số nơi như thôn: Đồng Hảo, Rẹ 1, Rẹ 2 chưa có sóng điện thoại ổn định sẽ chọn gia đình nào bắt được sóng khỏe nhất để sinh hoạt nhóm. Nếu triển khai theo hình thức này, khoảng 95 - 97% học sinh có đủ điều kiện học tập”.
Dù còn nhiều khó khăn, song Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái đã linh hoạt trong việc xã hội hóa, nhờ đó 100% học sinh ở ngôi trường này có thể học trực tuyến khi cần.
Với nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không có đủ điều kiện trang bị thiết bị học tập. Tuy nhiên, giáo viên đã đến từng nhà để vận động mua sắm. Ngoài ra, trường cũng kêu gọi công ty viễn thông tỉnh hỗ trợ học sinh.
Thu Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am -
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Vào tối ngày 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu - là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.April 11 at 11:30 am