WHO bị chỉ trích về cách xử lý Covid-19
Hội đồng gồm các chuyên gia độc lập do cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf dẫn đầu hôm nay công bố báo cáo "Covid-19: Biến nó thành Đại dịch cuối cùng". Báo cáo sẽ được đem ra tranh luận tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới khai mạc vào ngày 24/5.
Nhân viên bệnh viện di chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ ngày 12/5. Ảnh: AFP
Báo cáo chỉ ra rằng WHO lẽ ra phải tuyên bố đợt bùng phát nCoV ở Trung Quốc là tình trạng khẩn cấp quốc tế sớm hơn thay vì đợi đến ngày 30/1. Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã phạm sai lầm khi không khuyến nghị hạn chế đi lại và điều đó đã khiến các nước không thể hành động nhanh.
Đồng thời, các chính phủ đã không hiểu tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 30/1 là "báo động lớn nhất" mà WHO có thể đưa ra và tổ chức này không có thẩm quyền tuyên bố đại dịch. Nhiều quốc gia đã không thực hiện các biện pháp mạnh mẽ cho đến khi WHO cuối cùng mô tả Covid-19 là đại dịch vào ngày 11/3.
"Chúng ta lẽ ra đã có thể ngăn chặn được tình trạng hiện giờ", Johnson Sirleaf nói. "Điều chúng ta đang đối mặt là hệ quả của vô số sai lầm, lỗ hổng, chuẩn bị và ứng phó chậm trễ".
Tuy nhiên, họ vẫn ca ngợi những nỗ lực "không mệt mỏi" của ban lãnh đạo và nhân viên WHO trong đại dịch. Họ không đổ lỗi cụ thể cho Trung Quốc hay Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người mà chính quyền Trump cáo buộc là "thiên vị Trung Quốc". Ghebreyesus đã bác bỏ cáo buộc này. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng nên ra quy định tổng giám đốc WHO chỉ được đảm nhiệm vị trí một nhiệm kỳ 7 năm duy nhất để tránh áp lực chính trị.
Hội đồng chuyên gia độc lập còn kêu gọi thiết lập một hệ thống toàn cầu mới để giám sát các đợt bùng phát dịch bệnh có thể trở thành đại dịch. WHO nên được trao quyền để nhanh chóng cử các chuyên gia đến điều tra các đợt bùng phát, lấy mẫu mầm bệnh và công bố thông tin mà không cần sự chấp thuận trước của chính phủ.
Báo cáo cho rằng WHO và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên đối thoại với các chính phủ và các nhà sản xuất thuốc để đạt được thỏa thuận về cấp phép tự nguyện và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất vaccine.
Các chuyên gia kêu gọi thành lập Hội đồng Đe dọa Y tế Toàn cầu, do người đứng đầu cấp nhà nước và cấp chính phủ lãnh đạo, để duy trì cam kết chính trị trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch. Họ nói rằng một cơ chế tài trợ quốc tế nên được thiết lập để huy động 5 -10 tỷ USD hàng năm nhằm chuẩn bị cho đại dịch.
Hội đồng còn cho rằng các quốc gia có thu nhập cao nên cung cấp cho 92 vùng lãnh thổ nghèo nhất trong chương trình Covax ít nhất một tỷ liều vaccine trước ngày 1/9 và hơn hai tỷ trước giữa năm 2022. G7 nên ngay lập tức trả 60% trong số 19 tỷ USD cần thiết để tài trợ vaccine, chẩn đoán và điều trị thông qua chương trình Tăng tốc Tiếp cận Công cụ chống Covid-19 của WHO vào năm 2021, còn G20 và các quốc gia khác cung cấp phần còn lại.
Xuân Mai (theo vnexpress)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm