WHO: Đánh giá nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua đường tình dục

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đến nay WHO vẫn tin rằng virus gây bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Nhiều ca mắc đậu mùa khỉ được phát hiện trong đợt bùng phát mới nhất tập trung ở châu Âu là những người có quan hệ tình dục với nhau, có tiếp xúc gần.
Trong những ngày gần đây, các nhà khoa học phát hiện các vật chất di truyền của virus trong tinh dịch của nhiều bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Đức và Italy, trong đó có mẫu xét nghiệm cho thấy virus phát hiện trong tinh dịch của một bệnh nhân có thể lây lan cho người khác và bắt đầu quá trình sao chép.
Việc phát hiện ra vật chất di truyền của virus trong tinh dịch bệnh nhân không có nghĩa rằng virus lây lan qua đường tình dục như virus HIV gây bệnh AIDS hay virus gây bệnh giang mai, những loại virus đều được biết đến là có thể lây lan qua tiếp xúc với tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc dịch tiết cơ thể khác của người mắc bệnh. Cũng có những loại virus dù có vật chất di truyền được phát hiện trong tinh dịch của bệnh nhân như virus Zika nhưng lại chưa thể xác định việc này có dẫn tới nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục hay không.
Catherine Smallwood, Giám đốc phụ trách theo dõi tình hình bệnh đậu mùa khỉ của WHO tại khu vực châu Âu cho biết hiện chưa rõ liệu những báo cáo gần đây có đồng nghĩa rằng virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua đường tình dục hay không. Có nhiều điều về dịch bệnh này vẫn chưa được chú ý đầy đủ trước đây. Bà cho rằng cần phải tập trung vào nghiên cứu cách thức lây lan dịch bệnh lần này và điều rõ ràng nhất cho đến nay là nguy cơ lây lan bệnh có liên quan trực tiếp tới hành động tiếp xúc da kề da.
Trên 1.300 ca mắc đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở khoảng 30 quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu, kể từ đầu tháng 5. Hầu hết các ca bệnh được ghi nhận ở các nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Đợt bùng phát này gây lo ngại vì bệnh đậu mùa khỉ trước đây rất hiếm khi lây lan ngoài châu Phi, nơi đã coi đây là bệnh đặc hữu. Đặc biệt, phần lớn các ca mắc được phát hiện không có lịch sử đi lại tới châu Phi. Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu động cơ của đợt bùng phát hiện nay, nguồn gốc dịch bệnh và liệu virus đã có biến đổi gì so với những virus được phát hiện ở châu Phi hay không.
Theo Tin Tức

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am