Xuất khẩu dược liệu Việt Nam sang Mỹ

Trong năm 2021, Việt Nam có 2 đợt xuất khẩu dược liệu sang Mỹ là tháng 4 và dự kiến tháng 12 có thêm 1 đợt nữa. Đây được coi là hướng đi tốt của dược liệu Việt Nam trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
01/11/2021 08:00

Địa phương này đã chú trọng phát triển trồng và chế biến các loại dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao thay thế các loại cây trồng truyền thống. Hiện, huyện Cam Lộ có gần 100 ha đất được sử dụng để trồng cây dược liệu các loại, như chè vằng, cà gai leo, cây an xoa, cây ba kích tím, đinh lăng, hà thủ ô, sâm bố chính... Trong đó có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Empty

Hiện, huyện Cam Lộ có gần 100 ha đất được sử dụng để trồng cây dược liệu

Ông Đỗ Anh Khánh, trú thôn Minh Chính, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, trước kia người dân nơi đây chủ yếu canh tác các loại khoai sắn, cây ngắn ngày kém hiệu quả. Sau khi có chủ trương và nhận thấy các loại cây dược liệu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, gia đình ông chuyển sang trồng các loại cây dược liệu như nghệ vàng, chè vằng, cà gai leo, cây an xoa.

Những loại dược liệu này phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương nên dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Empty

Những loại dược liệu này phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương nên dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, sinh trưởng và phát triển tốt

"Các loại cây dược liệu được chọn trồng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây truyền thống, đặc biệt là cây an xoa. Các nước châu Âu và Mỹ đã công nhận và chấp nhận sản phẩm cao an xoa nên nông dân rất vui mừng. Gia đình tôi đang trồng 0,6ha, tới đây nếu thị trường ổn định, giá cả cao sẽ mở rộng mô hình này lên", ông Khánh cho biết.

Để thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất từ cây dược liệu chất lượng trồng tại địa phương, người dân huyện Cam Lộ đã chế biến dược liệu thành cao rồi xuất bán. Ban đầu, người dân chọn cây chè vằng nấu cao, bán sản phẩm làm nước uống. Sau này, nhiều cây khác được lựa chọn như an xoa, cà gai leo...

Để sản phẩm cao dược liệu sản xuất ra được chọn làm mặt hàng xuất khẩu, nông dân phải chú trọng đảm bảo quy trình từ khâu sản xuất, chế biến. Phần lớn các cây dược liệu này có nguồn gốc tự nhiên, người dân chọn giống rồi trồng theo hướng hữu cơ.

Empty

Lô hàng cao an xoa đầu tiên của người dân Quảng Trị được xuất sang thị trường Hoa Kỳ

Chị Trần Lê Quỳnh Diễm - Giám đốc công ty An Xuân, một đơn vị chuyên thu mua và chế biến cao an xoa cho biết, công ty luôn chú trọng tất cả các khâu, từ chọn mua nguyên liệu đầu vào, sơ chế cho đến công đoạn làm sạch, chiết nấu, đóng gói thành phẩm để đảm bảo sản phẩm chất lượng, đủ hàm lượng dược chất theo yêu cầu của đối tác.

Đầu tháng 4/2021, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, lô hàng gần 1 tấn cao dược liệu an xoa của nông dân huyện Cam Lộ, được đưa lên máy bay để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là một dấu mốc quan trọng, khi sản phẩm từ vùng dược liệu Cam Lộ đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Dự kiến, cuối tháng 12/2021, lô hàng một tấn cao an xoa, trị giá 1,7 tỷ đồng của nhiều cơ sở sản xuất ở huyện Cam Lộ được xuất đi Mỹ.

Được biết, từ nay đến 2025, huyện Cam Lộ sẽ quy hoạch vùng chuyên canh cây dược liệu lên diện tích 500ha, gồm: 100 ha chè vằng, 200 ha cây an xoa, 50 ha cà gai leo, 100 ha cây tràm năm gân và 50 ha cây dược liệu các loại khác.

Theo ông Ngô Quang Chiến, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, lâu nay, đầu ra sản phẩm cao dược liệu chủ yếu ở thị trường trong nước. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thị trường, liên kết với doanh nghiệp, lần đầu tiên có một sản phẩm cao dược liệu của huyện được xuất khẩu qua thị trường Hoa Kỳ. Với những thành quả đã đạt được, huyện Cam Lộ đang hướng đến trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị.

"Lô hàng đầu tiên là cao cây an xoa xuất khẩu đi Mỹ, một thị trường khó tính, đây là hướng đi rất tốt trong thời gian dịch bệnh COVID-19 này. Hiện nay, huyện đang chỉ đạo mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng đặt ra. Huyện phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, sản xuất cây dược liệu của tỉnh", Bí thứ Huyện ủy Cam Lộ cho biết.

* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Hùng Trần

comment Bình luận

largeer