100 bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho đa dạng bệnh (phần 2)

Tiếp nối phần 1 của 100 bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho đa dạng bệnh do ông Trần Văn Rum, Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư" đưa ra. Phần 2 dưới đây tiếp tục là những bài thuốc, món ăn bồi bổ cơ thể giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
19/09/2023 16:13

Bài thuốc 34: Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể theo các triệu chứng dau lưng, u tai, di tinh

Bài 1: Kỷ tử, tục đoạn, hoàng tinh, thục địa, hà thủ ô đỏ - mỗi vị 12g; Bá tử nhân, ba kích, long nhãn, khiếm thực, toan táo nhân, thỏ ty tử, kim anh - mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Hoài sơn, kim anh, thục địa, khiếm thực, liên nhục - mỗi vị 12g; Trạch tả, bá tử nhân, mẫu đơn bì, bạch thược, phục linh, đương quy, sơn thù, toan táo nhân - mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Hoài sơn, thỏ ty tử, ngưu tất, lộc giác giao (cao gạc hươu nai), kỷ tử, thục địa - mỗi vị 12g; Quy bản (yếm rùa), sơn thù, bá tử nhân, toan táo nhân - mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 35: Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể theo các triệu chứng lưng gối mỏi yếu, di tinh

Bài 1: Hoài sơn, ba kích, kim anh, thục địa, đại táo, khiếm thực - mỗi vị 12g; Trạch tả, sơn thù, phục linh, thỏ ty tử, toan táo nhân - mỗi vị 8g; Viễn chí 6g; Nhục quế, mẫu đơn bì - mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ba kích, thục địa, khiếm thực, hoàng tinh, thỏ ty tử, kim anh, kỷ tử, liên nhục, tục đoạn - mỗi vị 12g; Nhục quế 4g; Toan táo nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Thục địa, cao ban long, kỷ tử, hoài sơn - mỗi vị 12g; Nhục quế 4g; Đỗ trọng, viễn chí, táo nhân, sơn thù - mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 36: Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể theo các triệu chứng thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chất lưỡi nhạt

Bài 1: Bát trân thang: Bạch truật 12g, xuyên khung 8g, đảng sâm 16g, bạch linh 8g, thục địa 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhân sâm dưỡng doanh thang: Nhân sâm 12g, táo 5 quả, bạch truật 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, nhục quế 6g, sinh khương 5 lát, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, bạch linh 12g, chích thảo 6g. Cho 7 bát nước vào ấm đun nhỏ lửa khi nước cạn còn 3 bát là được, uống trong ngày và chia làm 3 lần uống.

Bài 3: Hoàng tinh 100g, đinh lăng 100g, tam thất 20g, thục địa 100g, hà thủ ô 100g. Trộn tất cả nguyên liệu với nhau rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 100g bột hòa vào nước đun sôi lên và uống.

Bài thuốc 37: Những món ăn thuốc bồi bổ suy nhược cơ thể

Món 1: Gà trống non hầm với quy thân, đảng sâm

Các chất dinh dưỡng có trong thịt gà kết hợp với các hoạt chất trong những dược liệu quý ở trên tạo nên một món ăn không chỉ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Chuẩn bị: Gà trống non 1 con, quy thân 10g, đảng sâm 15g, hạt sen 20g, kỷ tử 10g, thục địa 15g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị mắm muối.

Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho toàn bộ nguyên liệu và gia vị vừa ăn vào trộn đều cùng thịt gà và ướp 30 phút. Cho thêm ít nước hầm nhỏ lửa đến khi thịt gà chín nhừ thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Món 2: Chim cút hầm hoài sơn, hoàng kỳ

Được coi là bài thuốc chữa suy nhược cơ thể tốt cho những người suy nhược do tim mạch hoạt động không tốt hay những người mới ốm dậy… .

Thành phần dinh dưỡng bao gồm protein và các vitamin, khoáng chất có trong chim cút cao hơn trong các loại thịt gia súc, gia cầm khác và rất ít chất béo. Kết hợp với 2 vị thuốc quý là hoài sơn và hoàng kỳ mang lại hiệu quả cao cho người suy nhược

Chuẩn bị: 3-4 con chim cút, 10g hoài sơn, 15g hoàng kỳ, hành, gừng, gia vị mắm muối. Rửa sạch

Cho toàn bộ nguyên liệu cùng 1 ít hạt nêm, bột canh vào ướp cho chim ngấm trong khoảng 20-30 phút. Cho thêm ít nước vào và hầm nhỏ lửa đến khi chim chín nhừ thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Món 3: Cháo thịt dê kết hợp hoàng kỳ

Thịt dê chứa hàm lượng chất đạm cao và tốt hơn đạm trong thịt heo. Ngoài ra, thịt dê còn chứa nhiều các dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng và bổ máu khá tốt. Kết hợp với vị thuốc hoàng kỳ – là vị thuốc có thể giúp tim và gan hoạt động hiệu quả hơn – thì đây là một trong những món ăn rất tốt cho những người suy nhược cơ thể lâu ngày cần hồi phục sức khỏe.

Chuẩn bị: Thịt dê nạc 0,5kg, gạo tẻ, hoàng kỳ 20g, hành, gia vị mắm muối. Thịt dê làm sạch băm nhỏ. Hoàng kỳ rửa sạch và cho vào túi lưới, cho gạo và túi hoàng kỳ vào nồi, đổ nước đun đến khi cháo chín nhừ. Phi thơm hành tím khô và cho thịt dê vào xào, nêm gia vị mắm muối và xào thêm cho đến khi thịt chín hơi săn lại. Múc cháo nóng ra bát, cho thịt dê đã xào và hành vào ăn nóng.

Món 4: Gà hầm tam thất

Tam thất với các tác dụng tăng cường hoạt động của tim mạch, bảo vệ hệ thần kinh cũng như nâng cao sức đề kháng cho hệ miễn dịch khi được kết hợp với các chất dinh dưỡng trong gà sẽ là món ăn bổ dưỡng cho những người suy nhược lâu ngày, những người thường xuyên mệt mỏi và đau đầu.

Chuẩn bị: Gà ta 1 con, tam thất 15g, gừng, hành, gia vị mắm muối. Gà làm sạch ướp với tam thất, gừng và gia vị vừa ăn. Đun trong 30 phút đến 1h tùy thuộc gà to hay bé. Cho thêm ít nước vào hầm nhỏ lửa cho đến khi gà chín nhừ thì tắt bếp.

Món 5: Canh sò ngao kết hợp xuyên khung

Xuyên khung là một trong những vị thuốc chữa đau đầu khá hiệu quả, ngoài ra nó còn rất tốt cho tim mạch và các khớp xương cũng như giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn.

Bởi vậy, khi xuyên khung kết hợp với sò ngao sẽ cho ra một món ăn bài thuốc chữa suy nhược cơ thể rất tốt. Món ăn này có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường hoạt động tuần hoàn giúp những người suy nhược nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Chuẩn bị: Sò ngao, xuyên khung, hành, mùi tàu, gia vị mắm muối. Sò ngao trước khi nấu ngâm với nước vo gạo cho ra bớt đất khoảng 2h. Cho sò ngao vào nồi nước, đun sôi đến khi sò ngao mở hết ra thì tắt bếp, vớt cái để riêng, nước để riêng. Phần nhân ngao lấy riêng, bỏ vỏ, phi thơm hành mỡ xào nhân ngao với gia vị vừa ăn. Xuyên khung làm sạch và cho vào túi lọc. Cho xuyên khung vào nước luộc ngao và tiếp tục đun cho đến khi nước ngấm hết các vị từ xuyên khung. Cho phần nhân ngao vào, nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp cho hành và mùi tàu vào, múc ra tô ăn nóng.

Món 6: Trà linh chi

Là thức uống giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng trí nhớ và khả năng tập trung, giảm đau đầu mệt mỏi và thậm chí nó còn giúp làm đẹp da cho các chị em phụ nữ.

Chuẩn bị: Linh chi, hoa nhài khô, nước sôi. Linh chi làm sạch cắt lát càng mỏng càng tốt. Cho linh chi và hoa nhài khô vào ấm trà. Cho nước sôi vào và ủ trong khoảng 10 phút là được. Rót ra dùng nóng và nên uống hết trong ngày.

Món 7: Cháo hoàng kỳ, đảng sâm

Là món ăn thanh đạm nhưng chứa nhiều dưỡng chất lại dễ hấp thu nên rất tốt cho những người suy nhược mà đặc biệt là những bệnh nhân sau khi phẫu thuật.

Chuẩn bị: Gạo tẻ, hoàng kỳ 10g, đảng sâm 15g, gia vị mắm muối. Hoàng kỳ và đảng sâm làm sạch cho vào túi lưới cùng với gạo vào nồi, thêm nước ninh đến khi gạo chín nhừ thì nêm nếm vừa ăn.

Món 8: Nhung hươu nấu cháo

Chúng ta đều biết nhung hươu chứa một hàm lượng các chất dinh dưỡng cực cao và đa dạng, là một trong những thực phẩm bổ dưỡng mà bất cứ ai cũng cần, đặc biệt là những người thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, thiếu năng lượng…

Chuẩn bị: Gạo tẻ, nhung hươu, gia vị mắm muối.

Cách thực hiện: Nhung hươu cạo sạch lông và rửa với rượu cho thật kỹ, đem băm nhỏ. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường. Khi cháo được thì cho nhung hươu vào đun sôi lại, cho gia vị vừa ăn. Múc ra bát tô và ăn nóng để khỏi tanh.

Món 9: Canh thảo linh chi

Giúp bồi bổ sức khỏe cho người bệnh hoặc người lớn tuổi. Là 1 trong những món canh nổi tiếng từ thảo linh chi là món canh sườn heo hầm thảo linh chi đông trùng hạ thảo.

Chuẩn bị: 500g sườn heo, 30g đông trùng hạ thảo tươi, 30g thảo linh chi, 50g kỷ tử 10 quả táo tàu khô, 20g nhân sâm, 30g sắn dây, 100g măng non, vài lát gừng và gia vị.

Cách nấu: Trụng sơ sườn heo qua nước sôi rồi đổ nước đó bỏ và luộc sườn heo với nước mới cho chín

Món 10: Chè long nhãn hạt sen

Bồi bổ sức khỏe và giúp thanh nhiệt

Chuẩn bị: Long nhãn, củ mài và hạt sen, đường cát trắng. Nấu chè ăn, khi dùng có thể thêm đá vào ăn cho mát.

Ảnh minh họa: Tạp chí Đông Y

Ảnh minh họa: Tạp chí Đông Y

Bài thuốc 38: Bồi bổ cho người già suy nhược, viêm khí quản mãn tính

Chuẩn bị: Đông trùng hạ thảo 10g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 39: Bồi bổ cho người ốm mới khỏi

Chuẩn bị: Lấy 15 con Đông trùng hạ thảo.

Vịt già một con. Bỏ lông ruột cho sạch. Bổ đôi đầu vịt, cho đông trùng hạ thảo vào. Lấy dây gai buộc kín lại. Cài đầu vào bụng vịt rồi thêm mắm muối hầm như thường lệ, đem cho người ốm mới khỏi thân thể có hư yếu ăn.

Bài thuốc bổ này có công hiệu như uống 40g nhân sâm.

Bài thuốc 40: Bồi bổ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ

Tác dụng của quả đào tiên điều đầu tiên được biết đến đó là quả giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ mang lại hiệu quả rất cao.

Giúp tăng cường tuổi thọ: dùng khoảng 15g quả đào tiên khô qua các quá trình chế biến là vừa đem đi sắc với 1 lít nước sôi thì có thể sử dụng được, dùng thường xuyên thì sẽ thấy tác dụng rõ rệt, không những thế với vị thuốc này còn có tác dụng làm mát và giải độc tốt cho cơ thể. Hoặc có thể sử dụng ăn quả chín hàng ngày.

Với vị thuốc này khi sử dụng còn có tác dụng chữa được bệnh hen suyễn, giúp bổi bổ cơ thể ăn ngon và ngủ ngon hơn, đối với một số người già, suy dinh dưỡng hay gầy yếu đều có thể sử dụng được, không những thế mà còn mang lại hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng

Bài thuốc 41: Bồi bổ cho những suy nhược cơ thế, sợ hãi, mất ngủ

Đây là vị thuốc quý hiếm được coi là linh dược ẩn nấp dưới rễ thông (phục linh) hay thần dược (phục thần, là phục linh ôm rễ thông ở giữa). Có các tác dụng: dưỡng tâm; bổ tỳ; lợi tiểu; trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể; trị di mộng tinh; định tâm an thần…

Phục thần chủ trị: Mất ngủ, dưỡng thần; hoạt huyết; bổ phế, tâm, thận, tỳ; lợi tiểu, trị thủy thũng.

Chuẩn bị: Táo nhân (sao đen) 12g, nhân sâm 12g, bạch truật (sao vàng) 12g, chích hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, long nhãn 12g, mộc hương 8g, phục thần 12g, viễn chí 12g, chích cam thảo 8g, đại táo 5 trái.

Bài thuốc này được làm hoàn mềm.

Bài thuốc 42: Bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sanh ăn ngon, ngủ ngon

Chuẩn bị: 20g lá vối; 30g lá cây đỏ ngọn khô (còn gọi là cây thành ngạnh), còn nếu dùng tươi thì 60g. Hãm cùng 1 lít nước sôi trong 30 phút, có thể uống thay nước trà hằng ngày.

Bài thuốc 43: Bồi bổ phụ nữ sau sinh sản dịch bị ứ trệ gây đau bụng

Bài thuốc Sinh hóa thang có từ đời nhà Thanh (1644 - 1912), trích trong sách “Phó Thanh Chủ Nữ Khoa” của tác giả Phó Thanh Chủ (1607 - 1684). “Sinh hóa” gồm có “sinh” nghĩa là sinh máu mới, “hóa” nghĩa là thay, trừ bỏ máu cũ ứ trệ.

Chuẩn bị: Đương quy 24g, xuyên khung 9g, đào nhân 6g, hắc khương 2g, cam thảo 2g. Sắc nước uống hoặc thêm ít rượu sắc.

Bài thuốc 44: Bồi bổ sức khỏe, chữa chứng mất ngủ, ăn uống kém, cơ thế mệt mỏi do thiếu máu

Chuẩn bị: Tầm gửi cây dâu, thỏ ty tử sao, quả dâu, đỗ trọng và hà thủ ô (đỏ) mỗi thứ 40g, hoàng tinh chế 80g, sâm bố chính 120g, cao hổ cốt, ba kích và huyết giác mỗi thứ 20g.

Đem các vị sơ chế, sau đó đem ngâm với 2 lít rượu trong 2 ngày 2 đêm rồi chưng cách thủy và hạ thổ 7 ngày. Ngày dùng 2 lần trong bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén nhỏ (15 – 40ml).

Chú ý: Trong thời gian dùng bài thuốc này, cần kiêng chất kích thích và đồ tanh sống.

Bài thuốc 45: Bồi bổ cơ thể, giải độc

Chuẩn bị: 80 thổ phục linh, 160g thịt lợn, 20g sinh địa, 1 miếng trần bì nhỏ

Thịt heo thái miếng nhỏ đem hầm với các vị thuốc trong 2 giờ. Nêm thêm chút muối rồi ăn khi còn nóng.

Bài thuốc 46: Bồi bổ sức khỏe cho người sau phẫu thuật, nhất là người mỗ khối u, hồi phục nhanh vết thương

Chuẩn bị: Sử dụng lá dùi trống nấu canh với thịt heo hoặc tôm tươi, cũng có thể nấu với cả 2.

Nấu canh cây dùi trống cũng giống như nấu canh thịt rau ngót, mồng tơi.

Bài thuốc 47: Bồi bổ cơ thể cường tráng

Chuẩn bị: Thiên ma tươi: 250g; Gà trắng 1 con; Nấm tươi 250g; Dầu ăn 1 thìa canh nhỏ, muối, nước sạch lượng vừa đủ.

Rửa sạch thiên ma, cắt từng miếng mỏng; thịt gà rửa sạch, chặt miếng; nấm tươi rửa sạch thái sợi. Cho dầu ăn vào rồi cho nấm, thịt gà, muối vừa đủ đảo cho ngấm kỹ rồi cho thêm nước, thiên ma vào đun chín là có thể dùng được.

Bài thuốc 48: Bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp dễ sinh

Kinh nghiệm dân gian: Khi khó đẻ chỉ cần uống nước ép từ rau dền đỏ sẽ có hiệu quả ngay.

Sau khi sinh chị em nên ăn canh rau dền đỏ sẽ giúp phục hồi sức khỏe rất nhanh.

Bài thuốc 49: Bồi bổ sức khỏe cho người bệnh sau điều trị áp xe phổi

Chuẩn bị: Sâm bố chính và hoài sơn (mỗi vị 16g), dĩ mễ, sinh địa, huệ tây, kim ngân hoa (mỗi loại 12g). Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 50: Bồi bổ cơ thế, bồi bổ huyết, bổ thận

Chuẩn bị: Quả sim khô 12g, đậu đen (sao) 16g, sâm đại hành (sao thơm) 12g, lá dâu non (sao sơ). Nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bửa ăn.

Bài thuốc 51: Bồi bổ sức khỏe cho người lao động nặng, người mới ốm dậy

Chuẩn bị: Sâm bố chính (180g), hạt sen và hoài sơn (mỗi vị 80g), sơn khương (40g), binh lang (8g).

Tán thuốc thành bột uống mỗi ngày 20g.

Bài thuốc 52: Bồi bổ, nâng cao chức năng hệ tiêu hoá

Chuẩn bị: Sâm bố chính (nếu tươi dùng 3kg, khô dùng 1kg), 5 lít rượu trắng cao độ.

Rửa sạch sâm bố chính, cho vào bình thủy tinh có miệng rộng ngâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi lần uống 15ml, dùng trong các bữa ăn sáng, trưa, tối.

Bài thuốc 53: Bồi bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương cho người suy nhược, người mới ốm dậy, khí huyết bất túc, ăn uống kém, chân tay lạnh, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, yếu sinh lý, di tinh, phụ nữ rong kinh, rong huyết...

Chuẩn bị: Đẳng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Bạch linh, Bạch thược, Bạch truật, Thục địa - mỗi vị 12g; Nhục quế 4g; Xuyên khung 8g; Cam thảo trích 6g. Rửa sạch và đem sắc cùng 3 lát sinh khương và một quả đại táo.

Bài thuốc 54: Bồi bổ và phục hồi sức khỏe

Chuẩn bị: Nhân sâm 12g; Bạch truật, Phục linh - mỗi vị 9g; Cam thảo 4,5g. Rửa sạch và đem sắc nước uống.

Chú ý: Có thể thay nhân sâm bằng đẳng sâm với liều lượng tăng 2 – 3 lần.

Bài thuốc 55: Bồi bổ cơ thể, bồi bổ khí và chữa 1 số bệnh về đường tiêu hóa

Chuẩn bị: Nhân sâm 12g; Bạch truật, Phục linh - mỗi vị 9g; Cam thảo 4,5g; Trần bì, Bán hạ - mỗi vị 6g. Rửa sạch và đem sắc uống.

Bài thuốc 56: Bồi bổ sức khỏe, lợi huyết, cơ thế gầy yếu, kích thích tăng cân

Chuẩn bị: Chuẩn bị 50g cỏ máu khô. Rửa cỏ máu qua 2 lần nước cho sạch bụi bẩn và tạp chất bám vào trong quá trình phơi. Bỏ vào ấm, nấu chung với 1,5 lít nước. Đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp. 

Gạn uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 100ml thay thế cho một phần nước lọc. Sử dụng liên tục một thời gian sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn hơn, ăn ngon ngủ tốt và chỉ số cân nặng cũng được cải thiện.

Bài thuốc 57: Bồi bổ phụ nữ sau sinh bị suy nhược, biếng ăn, lạnh bụng...

Chuẩn bị: Ngải cứu 20g; Gà ác 1 con (200g). Nấu chung, ăn gà, uống nước thuốc.

Bài này dùng có kết quả rất tốt.

Bài thuốc 58: Bồi bổ phụ nữ sau sinh, giúp ăn ngon, dể tiêu và lợi sữa

Chuẩn bị: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài thuốc 59: Bồi bổ thận, điều trị thận dương hư (biểu hiện tiểu nhiều, tiểu đêm, di mộng tinh)

Chuẩn bị: Hạt dây tơ hồng 8g, quả cây kim anh 6g, quả cây mâm xôi khô 4g.

Các vị sắc với khoảng 600ml nước, đun cạn lấy khoảng 200ml nước uống hàng ngày. Ngoài ra cũng có thể làm thang để ngâm rượu với tỷ lệ 10 thang thuốc ngâm với 5 lít rượu 40 độ, ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được.

Bài thuốc 60: Bồi bổ chức năng thận

Chuẩn bị: 15g một dược, 60g phá cố chỉ và 30g bạch phục linh. Một dược cho vào nồi, đổ ngập rượu cỡ 1 lóng ngón tay, đun cho tan chảy. Các vị thuốc còn lại nghiền bột mịn rồi trộn chung với một dược làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần lấy 30 viên uống với nước đun sôi để nguội.

Bài thuốc 61: Bồi bổ thận âm

Bài thuốc bổ thận âm giúp cải thiện chứng mồ hôi trộm, táo bón, đái dầm và biếng ăn ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Thục địa 1,5g; Thạch hộc 0,887g; Táo chua 0,88g; Tỳ giải 0,88g; Hoài sơn 0,573g; Củ súng 0,34g.

Sử dụng: Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml x 2 lần/ ngày; Trẻ em từ 2-5 tuổi: 10 ml x 2 lần/ngày; Trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, giảm các triệu chứng nóng trong, táo bón ở trẻ nhỏ, cải thiện tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bài thuốc 62: Bồi bổ can thận

Bồi bổ can thận giúp mạnh lưng gối, đau đầu mắt mờ, ù tai.

Chuẩn bị: Ngân nhĩ 20g, đỗ trọng 20g, đường đỏ 50g, mỡ lợn vừa đủ. Ngâm ngân nhĩ một giờ, bỏ tạp chất, cắt đầu, cuống rồi cắt nhỏ. Đường hòa nước cho vào nồi đun cháy hơi vàng, cho đỗ trọng vào nồi thêm nước, nấu 20 phút, lọc nước để riêng; lại thêm nước lạnh vừa đủ, đun tiếp 20 phút, lọc lấy nước thứ hai. Gộp 2 lần nước cho vào nồi, thêm ngân nhĩ, đun nhỏ lửa, hầm cho chín nhừ, thêm nước đường và mỡ lợn là được. Ăn, uống canh trong ngày.

Bài thuốc 63: Bồi bổ can ích thận

Bồi bổ can ích thận giúp trị mắt kém, tai điếc, tai ù, lưng đau, gối mỏi, chóng mặt nhức đầu, da mặt đen sạm.

Chuẩn bị: Ngân nhĩ, Câu kỷ tử - mỗi vị 20g; Gan gà 100g; Hoa nhài 24 bông.

Gan gà rửa sạch cho vào bát cho thêm rượu, gừng, muối ướp một lúc. Ngân nhĩ rửa sạch cắt nhỏ, tẩm nước hoa nhài bỏ cuống rửa sạch cùng với câu kỷ cho vào bát. Tất cả cho vào nồi đun sôi, chín, vớt bọt cho tí rượu, nước gừng, muối, bột ngọt, rồi bắc nồi ra, rải hoa nhài lên là được. Ngày ăn một lần.

Bài thuốc 64: Bồi bổ suy nhược cơ thể

Giúp bổ can, thận, hạ huyết áp, trị đau lưng, mỏi gối, ù tai.

Chuẩn bị: Đỗ trọng 20g, xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Xương lợn bổ đôi bỏ màng, gân, cắt miếng, tỏi, gừng, hành cắt nhỏ. Đỗ trọng cho vào nồi nấu nước. Lấy nước đỗ trọng cho vào xoong, thêm ít rượu, muối, đường và xương lợn vào hầm một lúc cho thấm, rồi đặt chảo lên bếp đun dầu sôi, cho xương và tiêu, hành, gừng, tỏi xào chín là được. Ăn trong ngày.

Bài thuốc 65: Bồi bổ gân cốt

Giúp làm mạnh gân cốt, bồi bổ can thận, mắt sáng, tai thính.

Chuẩn bị: Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống lợn 500g, đại táo 4 quả, đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương lợn chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, cho gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn hằng ngày.

Bài thuốc 66: Bồi bổ thận

Bồi bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, sáng mắt, tai ù, tai nghễng ngãng, thận hư, lưng đau, tiểu đêm nhiều.

Chuẩn bị: Sa uyên tử 12g, bong bóng cá 15 – 30g, dầu lạc, muối vừa đủ. Sa uyển tử rửa sạch, cho vào túi vải; bong bóng cá thái nhỏ, cho hai thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, nấu kỹ, cho dầu lạc, gia vị vào là được. Ăn bóng cá, uống canh.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer