Cây phá cổ chỉ và bài thuốc bí truyền điều trị bệnh bạch biến

Phá cổ chỉ hay còn có những tên gọi khác như cây đậu miêu, bổ cốt chi. Loài cây này hay được dân gian sử dụng như một vị thuốc nam bổ xương tỷ.
11/09/2023 16:21

Cây phá cổ chỉ mọc ở đâu?

Cây phá cổ chỉ có mọc ở Việt Nam ta nhưng thấy rất ít. Ở các nước khác cây có nhiều tại Trung Quốc, Ấn độ. Là một thảo dược với nhiều công dụng quý giá nhưng rất tiếc, hiện nay, nguồn dược liệu phá cổ chỉ làm thuốc ở nước ta hầu như vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là hạt, đông y gọi hạt phá cổ chỉ là phá cổ tử.

Công dụng của cây phá cổ chỉ

Theo kinh nghiệm dân gian được ghi chép trong những cuốn sách y học cổ truyền, đặc biệt là trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, vị thuốc phá cổ tử có vị cay, hơi đắng, tính đại ôn. Có những công dụng chính như sau:

- Điều trị bệnh bạch biến.

- Bổ thận, tráng dương.

- Điều trị tiểu đêm, lưng lạnh đau, tiểu nhiều do thận yếu.

- Điều trị chứng di tinh hoạt tinh, di mộng tinh.

- Điều trị ho lao.

- Điều trị kinh nguyệt không đều, khí hư ở phụ nữ.

Cây phá cổ chỉ. Ảnh: Caythuoc.org

Cây phá cổ chỉ. Ảnh: Caythuoc.org

Cách dùng phá cổ chỉ làm thuốc

Rượu phá cổ chỉ điều trị bệnh bạch biến: Lấy khoảng một ký hạt phá cổ chỉ ngâm đặc với khoảng 1 lít rượu 35 đến 40 độ. Ngâm khoảng 2 tháng, sau đó dùng rượu phá cổ chỉ bôi vào những vùng da bị bạch biến. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, cách dùng này có tác dụng điều trị bệnh bạch biến vì rượu phá cổ chỉ làm kích thích sự bài tiết sắc tố đen ở vùng da bị bệnh bạch biến.

Điều trị thận yếu, lưng lạnh đau, di mộng tinh, tiểu đêm: Phá cổ chỉ và tiểu hồi tán bột uống hoặc ngâm rượu. Hiện nay cách làm được nhiều anh em sử dụng nhất đó là ngâm rượu phá cổ chỉ với tiểu hồi. 

Cách làm: Phá cổ chỉ 500g sao vàng hạ thổ, tiểu hồi 500g sao vàng hạ thổ, sau đó ngâm với khoảng 3 lít rượu loại 40 độ, ngâm trong thời gian khoảng một tháng là dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 2 đến 3 ly rượu nhỏ.

Bài thuốc nam điều trị ho lao độc vị phá cổ tử: Lấy 400g hạt ướp với khoảng 200ml rượu loại 40 độ trong 1 đêm, phơi khô rồi sao thơm tán bột uống mỗi ngày khoảng 15g. cách dùng khá đơn giản nhưng đây là kinh nghiệm dân gian rất quý trong điều trị bệnh ho lao.

Những nghiên cứu lý dược

Khoa thí nghiệm y tế, Bệnh viện Đa khoa Quân khu Thẩm Dương, Trung Quốc phát hiện chiết xuất từ quả cây phá cổ chỉ Psoralea corylifolia L. và corylin và bavachin có thể kích thích sự hình thành xương, là thảo dược tiềm năng chống loãng xương.

Đại học Thượng Hải, Trung Quốc phát hiện khả năng chống oxi hóa từ chiết xuất hạt cây Psoralea corylifolia.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu hóa sinh, Khoa Dược, Đại học Rajshahi, Bangladesh phát hiện 04 hợp chất được phân lập từ hạt của cây Psoralea corylifolia, cho thấy các hoạt động kháng khuẩn đáng kể chống lại một số vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).

Ai không nên dùng phá cổ chỉ?

Người bị tiểu ra máu, táo bón, âm hư hỏa Vượng không dùng được vị thuốc này.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer