Những bài thuốc chữa cảm mạo thông thường

Do cảm nhiễm tà khí lục dâm gây ra, trong đó phong tà là đầu mối gây bệnh. Phong tà phạm vào cơ thể theo đường hô hấp gọi là cảm mạo phong tà.
11/09/2023 14:33

Các loại cảm mạo:

1. Cảm mạo phong tà

Triệu chứng: Khởi đầu có váng đầu, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, tiếng nói khàn đục,ho và có sốt nhẹ hoặc không sốt. Trường hợp nhiễm các tà khí khác thường sốt nặng hơn như: cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệt.

2. Phong tà kèm với hàn gọi là cảm mạo phong hàn

Triệu chứng: Phát sốt, ghê rét, không mồ hôi, nhức đầu, tay chân nhức mỏi, mũi ngạt , chảy nước mũi trong, cổ họng ngứa và ho, tiếng nói khàn đục hoặc có nôn, mạch phù.

3. Phong tà kèm với nhiệt gọi là cảm mạo phong nhiệt

Triệu chứng: Sốt toàn thân nóng già, hơi sợ gió, phần đầu và mặt ra mồ hô, nhức đầu căng dữ dội, cổ họng khô hoặc có đờm vàng và dính, họng đỏ nuốt đau, miệng thường khô, hay uống nước, mạch phù sác.

Phòng bệnh cảm mạo chủ yếu là phải giữ gìn sức khỏe, tạo nên một sức đề kháng cho cơ thể tốt.

4. Cảm mạo truyền nhiễm

Cảm mạo truyền nhiễm thường phát sinh trong mùa đông xuân do cảm nhiễm tà khí lục dâm trái thường hoặc dịch lệ gây ra. Bệnh phát mau, lây lan nhanh, có nhiều người mắc trong thôn xã. Bệnh trạng nói chung giống nhau, ta thường hay gọi cúm.

Triệu chứng: Phát bệnh đột ngột, sốt cao, thường sốt kéo dài 1-2 ngày hoặc hơn, sợ lạnh, đau đầu, ngạt mũi, hắt hơi, ho, hoặc kèm theo đau khắp mình mẩy, mệt lả, yếu sức, lúc này sức chống bệnh giảm đi rõ rệt nhất là đối với người cơ thể suy nhược, dễ bị cảm nhiễm thêm tà khí khác mà sinh biến chứng như: viêm phổi và viêm phế quản.

Bệnh cảm cúm thường hay gặp như 2 thể cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt, bệnh tình xuất hiện khác cảm mạo thông thường ở chỗ: bệnh phát mau và bệnh nặng hơn.

Hiện nay, biểu hiện COVID-19 cũng có cái giống, có cái khác cảm mạo truyền nhiễm.

cum-mua-1-1664853805390475514944

(Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)

Những bài thuốc kinh nghiệm:

1. Cảm mạo phong tà

Lá tía tô 10 g, sài hồ biển 10 g, xuyên khung, cát cánh, cát căn 6 g, cam thảo 4 g sắc uống.

Kiêng các chất cay nóng.

2. Cảm mạo phong hàn

- Lá hồng bì tươi 100 g, lá bưởi tươi 100 g; lá cúc tần tươi, lá ngải cứu tươi 50 g, nước 2- 3 lít đun xông hơi.

Chú ý: cảm sốt đã có mồ hôi ra, chiều và đêm sốt tăng lên, mệt li bì thì cấm dùng thuốc xông.

- Ghê rét, phát sốt, không mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, tiếng nói khản đục, ngứa cổ, ho luôn có đờm, mạch phù thì dùng:

Lá tía tô khô 20 g, tươi thì gấp đôi

Hoa kinh giới khô 15 g,

Cây hoa cứt lợn khô 12 g, gừng tươi 3 lát,

3 bát nước, đun sôi 5 phút, chắt lấy 1 bát uống nóng, uống xong nằm nghỉ.

3. Cảm mạo phong nhiệt

Sốt nóng, hơi sợ gió hoặc không, có ít mồ hôi hoặc không, ho khan hoặc ho có đờm, cổ họng đau mạch phù sác.

Rau má, mạch môn, bạc hà, lá tía tô 12 g, hoa kinh giới 10, cam thảo dây 8 g.

Gia giảm về chiều sốt nhiều thì gia lá dâu 10 g, mệt nhiều thì gia sâm bố chính 10 g.

Cho 3 bát nước (chén) đun sôi 5 phút, chia 3 lần uống trong ngày.

Cỏ nhọ nồi tươi, rau má tươi, lá dâu tươi 20 g; bạc hà tươi, ngải cứu tươi 15 g. Nếu khô liều lượng bằng 1 nửa.

Cho nước sắc, chia 2 lần, sáng, chiều.

Theo Thầy Vương Văn Liêu - Đông y Vương Gia

comment Bình luận

largeer