156 quốc gia tham gia "Sáng kiến Vắc xin" trừ Mỹ và Trung Quốc
Trong sáng kiến do WHO dẫn đầu, đã có 64 nước giàu tham gia và dự kiến sẽ có thêm 38 nước nữa gia nhập trong vài ngày tới. Sáng kiến vắc xin, được gọi là COVAX, nhằm đảm bảo hơn 90 nước nghèo có cơ hội tiếp cận vắc xin COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục bùng phát trên thế giới.
Theo kế hoạch, sáng kiến sẽ giúp phân phối 2 tỉ liều vắc xin trên toàn thế giới vào cuối năm 2021, trong đó sẽ ưu tiên cho lực lượng nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương do dịch.
WHO cảnh báo việc nhiều nước tranh thủ gom vắc xin COVID-19 cho riêng mình - Ảnh: REUTERS
"COVAX sẽ cho thế giới danh sách các ứng viên vắc xin đa dạng và lớn nhất thế giới. Đây không phải là từ thiện mà là vì lợi ích của mọi quốc gia. Chúng ta cùng nhau bơi hoặc cùng nhau chìm. Đây không chỉ là điều đúng đắn phải làm mà còn là một hành động thông minh", Hãng tin Reuters ngày 21-9 dẫn lời tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Tuy nhiên sáng kiến này đang gặp khó khăn trong việc gây quỹ. Đến nay, các nước đã cam kết đầu tư 1,4 tỉ USD cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin, tuy nhiên vẫn còn thiếu từ 700 đến 800 triệu USD nữa.
Mỹ không tham gia COVAX sau khi chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảm bảo được nguồn cung vắc xin thông qua thỏa thuận song phương với các hãng dược.
Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, cũng không tham gia.
"COVID-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy và đòi hỏi sự phản ứng chưa từng có trên toàn cầu. Chủ nghĩa quốc gia vắc xin sẽ chỉ kéo dài dịch bệnh và sự hồi phục toàn cầu", ông Tedros nói, cảnh báo việc nhiều nước tranh thủ gom vắc xin cho riêng mình.
Đến nay đã có hơn 150 loại vắc xin đang được phát triển và thử nghiệm trên toàn cầu, trong đó 38 loại đang được thử nghiệm trên người. Trong khi đó, toàn thế giới đã có hơn 31 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 1 triệu người tử vong, trong đó Mỹ chiếm 1/5.
Theo Tuổi trẻ
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm