2 bé trai tử vong vì biến chứng sốt xuất huyết

Ngày 19/3 vừa qua, lãnh đạo Sở Y tế Phú Yên xác nhân địa phương này vừa ghi nhận 2 ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết (SXH). Cả 2 ca bệnh đều là trẻ em (1 bé 5 tuổi ở TX. Đông Hòa và 1 bé 7 tuổi ở huyện Sông Hinh).
20/03/2021 14:11

Qua điều tra dịch tễ, cả hai bé đều sốt ở nhà từ 3 đến 4 ngày, khi phát hiện con sốt gia đình của 2 cháu đều mua thuốc tự điều trị tại nhà, mà loại thuốc các cháu chủ yếu uống là thuốc hạ sốt.

Khi thấy các cháu có diễn biến bệnh nặng thì mới đưa đến Trung tâm y tế huyện, thị xã để cấp cứu, tuyến dưới lại đưa lên bệnh viện Sản nhi tỉnh để cứu chữa, nhưng do bệnh đã diễn biến đến mức độ "sốc" SXH nên cả 2 cháu đều tử vong trước 48 giờ. 

Sốt xuất huyết là bệnh siêu vi dễ trở thành dịch, có nguy cơ mắc ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, với khí hậu có độ ẩm cao và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết phát triển nhanh chóng.

Bệnh xuất hiện quanh năm. Tuy vậy, vào mùa mưa nó có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch. Ở các tỉnh phía Nam là vùng lưu hành dịch bệnh SXH cho nên virut Dengue gây bệnh SXH lúc nào cũng có.

Biểu hiện bệnh trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày kể từ khi phát bệnh, sốt xuất huyết thường không có biểu hiện cụ thể nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm siêu vi khác. Một số trường hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết như: nổi các chấm đỏ li ti trên da hoặc nôn ói, đau bụng.

Lúc này, bệnh có thể dịu đi khiến người mắc lầm tưởng sắp khỏi, tuy nhiên đó là biểu hiện nguy hiểm báo hiệu sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn sốc.

2-be-trai-tu-vong-vi-bien-chung-sot-xuat-huyet-nguyen-nhan-khien-nhieu-ba-me-nham-lan

Do vô tình mà bé gái 8 tuổi đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chiếc ....

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư – Trưởng khoa virut – ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), từ ngày thứ 3 đến này thứ 7 của bệnh là giai đoạn nguy hiểm. Đây là giai đoạn mà người bệnh cần được theo dõi sát ở bệnh viện, có thể không nhất thiết phải nhập viện, nhưng nên đến khám để được điều trị kịp thời.

Vì ở giai đoạn nguy hiểm đó bệnh nhân có 2 nguy cơ lớn đó là có khô đặc máu và giảm tiểu cầu. Hai nguy cơ trên cần phải làm xét nghiệm công thức máu từ ngày thứ 3 trở đi thì mới biết được bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo hay không.

Mọi người cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng như nôn nhiều, vật vã, đau ở hạ sườn phải, tiểu ít... để thông báo với bác sĩ trực tiếp thăm khám để bác sĩ xét xem có dấu hiệu cảnh báo hay không. Nếu bệnh nhân chỉ cần có 1 trong những dấu hiệu cảnh báo là có chỉ định nhập viện.

Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn nguy hiểm sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn lui bệnh.

Để phòng bệnh, TS.BS Nguyễn Kim Thư cho rằng người dân cần tránh muỗi đốt bằng cách mắc màn khi ngủ, xịt muỗi, thoa kem chống muỗi. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như: Diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng. Đậy kín các vật dụng chứa nước, thường xuyên thay nước ở các bình hoa.

Theo Infonet

comment Bình luận

largeer