5 vụ ngộ độc thực phẩm do khuẩn clostridium botulinum trên thế giới

Vụ pate Minh Chay chứa khuẩn clostridium botulinum gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người tại Việt Nam đang được làm rõ thì trên thế giới đã không ít lần xảy ra các vụ việc tương tự đe dọa tính mạng người tiêu dùng.
04/09/2020 14:44

Trong y học, Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nó có thể xâm nhập vào các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Khi chất dẫn truyền thần kinh này bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện, làm cho các cơ bị tê liệt

Đây được xem là chất độc nguy hiểm nhất thế giới, nó đã gây ra các vụ ngộ độc không chỉ làm chết nhiều người ở các nước mà còn đối với cả động vật.

13 người chết trong bữa tiệc gia đình tại Mỹ

Năm 1931, gia đình Edward và Delphine Hein đã tổ chức một bữa tiệc tối tại trang trại của mình. Sau vài ngày, cơ quan y tế địa phương đã ghi nhận có 13 người mắc bệnh và chết, trong đó có vợ chồng Edward và Delphine Hein và 3 trong số 6 người con của họ.

Nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc chính là đậu Hà Lan chứa vi khuẩn clostridium botulinum.

Đậu Hà Lan có hàm lượng axit thấp nên khi đóng hộp bằng máy áp lực, trong điều kiện thích hợp, các bào tử của vi khuẩn clostridium botulinum nảy mầm thành các tế bào nhanh chóng phát triển và chết đi, sản sinh ra chất độc thần kinh gây chết người.

ngo doc botulinum.jpg 1

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nó có thể xâm nhập vào các tế bào thần kinh

3 phụ nữ Mỹ nguy kịch vì ngộ độc botulinum từ đậu Hà Lan đóng hộp

Ngày 14/3/2019, quan chức ở New York đã điều tra vụ 3 người phụ nữ nhập viện vì ngộ độc khuẩn botulinum từ món salad khoai tây có chứa đậu Hà Lan nhưng không đóng hộp đúng cách.

Triệu chứng của 3 bệnh nhân này là liệt dây thần kinh sọ và suy hô hấp. Khi vào viện họ được điều trị bằng thuốc kháng độc botulinum do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phát hành.

Rất may, do phát hiện kịp thời nên ba người này đều may mắn sống sót nhưng cả ba đã phải chăm sóc đặc biệt và phục hồi chức năng kéo dài từ 34 đến 54 ngày, do tác động của chất độc lên hệ thần kinh.

Hơn 17.000 con chim chết vì botulinum ở hồ Sambhar

Vào tháng 11/2019, Viện nghiên cứu thú y Ấn Độ (IVRI) công bố nguyên nhân gây chết hàng loạt các loại chim chim ăn thịt, chim bìm bịp, chim sẻ cánh đen, chim chích chòe tại hồ Sambhar ở Rajasthan chính là độc tố Botulinum.

Hồ Sambhar nằm ở quận Jaipur của Rajasthan, trải rộng từ 190 đến 230 km2, là hồ nước mặn nội địa lớn nhất ở Ấn Độ. Hồ này thu hút rất nhiều các loài chim di cư trên toàn cầu đến cư ngụ.

ngo doc botulinum

Hàng loạt con chim ở Ấn Độ chết vì botulinum

Theo báo cáo điều tra của IVRI: “Các loài động vật ăn tạp và ăn sâu bọ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thảm kịch gia cầm đã ảnh hưởng đến các loài chim ở mọi lứa tuổi. Chúng được tìm thấy bị liệt cánh và chân, có biểu hiện hội chứng rụt cổ”.

Ngộ độc thịt lợn rừng ngâm chua ở Argentina

Ngày 7/2/2020, đã có hai trường hợp ngộ độc botulinum ở tỉnh Córdoba. Được biết, các bệnh nhân là khách hàng đến tỉnh du lịch và đã mua thịt lợn rừng ngâm chua và bị ngộ độc ngay sau đó.

Trẻ sơ sinh ở Nhật Bản tử vong vì botulinum

Gia đình cậu bé Adachi đã cho bé uống mật ong pha nước trái cây 2 lần/ngày suốt một tháng. Ngày 16/2/2017, cậu bé xuất hiện triệu chứng ho và nhập viện cấp cứu ngày 20/2 sau khi suy hô hấp, lên cơn co giật.

Ngày 28/2, Adachi được chuẩn đoán là mắc chứng ngộ độc botulinum và qua đời vào ngày 30/3.

Các quan chức cho biết, đây là trường hợp tử vong đầu tiên do ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh tại Nhật Bản kể từ năm 1986.

Thông tin về các vụ ngộ độc trên thế giới

Mỹ

Ở Mỹ trung bình có 145 trường hợp ngộ độc được báo cáo mỗi năm. Trong số này, khoảng 65% là ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh. Chứng ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh không liên quan đến dịch bệnh, nhưng có sự khác biệt lớn về mặt địa lý. Từ năm 1974 đến năm 1996, 47% tổng số trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh được báo cáo ở Mỹ xảy ra ở California.

 Từ năm 1990 đến năm 2000, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã báo cáo 263 trường hợp nhiễm độc thực phẩm, trong đó có 160 trường hợp ngộ độc botulism với tỷ lệ chết là 4%. 39% (103 trường hợp) xảy ra ở Alaska, tất cả đều là do ăn thực phẩm truyền thống của thổ dân Alaska.

 Anh

 Đợt bùng phát ngộ độc thực phẩm lớn nhất được ghi nhận ở Anh xảy ra vào tháng 6/1989. Tổng cộng 27 bệnh nhân bị ảnh hưởng; một bệnh nhân chết. 25 bệnh nhân sử dụng sản phẩm sữa chua trước khi bắt đầu các triệu chứng. Các biện pháp kiểm soát bao gồm ngừng sản xuất sữa chua của nhà sản xuất liên quan, thu hồi sữa chua của công ty và đưa ra lời khuyên cho công chúng để tránh tiêu thụ sản phẩm này.

 Trung Quốc

 Từ năm 1958–1983, đã có 986 đợt bùng phát bệnh ngộ độc ở Trung Quốc liên quan đến 4.377 người với 548 trường hợp thiệt mạng.

 Canada

 Từ năm 1985-2015, đã có 91 trường hợp được xác nhận mắc bệnh ngộ độc thực phẩm ở Canada, 85% trong số đó là ở các cộng đồng Inuit, đặc biệt là Nunavik và First Nations ở bờ biển British Columbia do ăn các sản phẩm cá và động vật có vú được chế biến theo cách truyền thống.

 Ukraine

 Năm 2017, có 70 trường hợp ngộ độc botulism với 8 trường hợp chết ở Ukraine. Năm trước có 115 trường hợp mắc với 12 trường hợp thiệt mạng.

comment Bình luận

largeer