6 cách dùng lá trầu không trị bệnh á sừng

Chữa á sừng bằng lá trầu không theo kinh nghiệm của dân gian có rất nhiều cách. Tùy vào những trường hợp mà người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc điều trị phù hợp.
09/03/2023 14:56

Cách 1: Nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng

Nấu nước lá trầu không để tắm là một trong những cách làm mà phần lớn người bệnh biết đến và áp dụng rộng rãi. Việc này không chỉ giúp loại bỏ các yếu tố dị nguyên bám trên da mà còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn hay nấm gây viêm nhiễm nhờ có các tinh chất của lá trầu không.

Empty

Cách dùng lá trầu không trị bệnh á sừng

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

- Rửa sạch toàn bộ lá trầu không bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;

- Vò nát toàn bộ lá trầu không rồi cho tất cả vào trong nồi cùng với 3 – 4 lít nước;

- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất của lá trầu không ra hoàn toàn trong nước;

- Tắt bếp rồi cho toàn bộ nước ra chậu lớn, pha thêm một lượng nước vừa đủ sao cho phần nước không quá nóng cũng không quá lạnh;

- Dùng nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương, có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị á sừng để tăng công dụng;

- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong nhiều bệnh để bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

* Lưu ý: Sau khi tắm, có thể trên da của bạn xuất hiện mùi hăng của lá. Đây chỉ là mùi của tinh chất và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến da. Do đó, không nhất thiết tắm lại nhiều lần bằng nước mát để loại bỏ mùi hăng này.

Cách 2: Bài thuốc đắp trị bệnh á sừng từ lá trầu không

Đối với vùng da bị á sừng có kích thước nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc đắp từ lá trầu không. Khi đó, các hoạt chất và tinh dầu có trong lá trầu không thấm sâu vào trong lớp bì, đặc biệt là ổ nhiễm, từ đó giúp tiêu diệt và ức chế một số vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, cách làm này còn tạo thành lớp màng bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của mầm mống gây bệnh.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không (liều lượng có thể gia giảm dựa vào diện tích da bị tổn thương).

Cách thực hiện:

- Đem toàn bộ lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo nước;

- Thái nhỏ tất cả lá trầu không đã được làm sạch rồi cho vào cối để giã nát;

- Đắp một lượng vừa đủ lên vùng da bị á sừng rồi dùng băng gạc để cố định vết thương chừng 30 phút;

- Sau đó, gỡ bỏ băng rồi rửa lại với nước sạch;

- Áp dụng mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì thực hiện liên tục trong nhiều ngày.

Lưu ý: Trước khi tiến hành đắp thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng bằng nước muối sinh lý rồi dùng khăn sạch để lau khô nước.

Cách 3: Hết bệnh á sừng nhờ nước sắc lá trầu không

Uống nước sắc từ lá trầu không trị bệnh á sừng là một cách làm khác cũng được “lòng” người bệnh. Bởi cách làm không chỉ đơn giản, tiết kiệm mà còn hiệu nghiệm. Dùng nước sắc từ loại thảo dược này không chỉ giúp cải thiện tình trạng da bị bong tróc, nứt nẻ cho bệnh á sừng gây ra mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Empty

Bài thuốc từ lá trầu khâu trị bệnh á sừng

Nguyên liệu: 10 lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

- Đem tất cả lá trầu không vừa được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại thêm một lần nước sạch;

- Vớt ra để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ;

- Cho toàn bộ nguyên liệu sơ chế vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ;

- Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi các tinh chất hòa tan hết trong nước;

- Gạn lấy phần nước để uống thay cho nước trà;

- Uống mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần và liên tục trong nhiều ngày liền.

* Lưu ý: Những lần đầu có thể uống chưa quen do mùi hăng của lá trầu không. Khi đó, người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ hoặc chia thành nhiều phần nhỏ hơn để uống hết trong ngày.

Cách 4: Chữa á sừng bằng lá trầu không và bồ kết

Ngoài lá trầu không, bột kết cũng được biết đến là loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh ngoài da. Trong dược liệu bồ kết, thành phần hoạt chất saponin chiếm phần lớn. Hoạt chất này có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, làm săn se vùng da. Đặc biệt, bột kết có thể làm tăng công dụng của lá trầu không nếu kết hợp, từ đó làm giảm tốc độ kết vảy của bệnh á sừng.

Nguyên liệu:

- Lá trầu không tươi ………………… 10 lá

- Quả bồ kết khô ……………………. 5 quả

Cách thực hiện:

- Lá trầu không và quả bồ kết cần được làm sạch rồi vớt ra để ráo;

- Dùng tay vò nát toàn bộ lá trầu không, đối với quả bồ kết, cắt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó, cho toàn bộ vào trong nồi nước cùng rồi tiến hành đun khoảng 15 – 20 phút;

- Đổ toàn bộ phần nước đun được ra thau, vớt bỏ phần bã. Đợi nước nguội dần rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng. Nếu bị á sừng da đầu, có thể sử dụng nước này để gội đầu;

- Áp dụng mỗi tuần 3 – 4 lần.

* Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng bột kết cho phụ nữ đang mang thai, bởi trong loại dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cách 5: Xông hơi nước lá trầu không giúp cải thiện bệnh á sừng

Xông hơi là một thủ thuật không quá xa lạ và được nhiều người bệnh áp dụng tương đối nhiều. Khi đó, các thành phần hoạt chất có lợi sẽ thấm sâu vào trong các mô giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây hại, đồng thời giúp cải thiện cấu trúc ra. Bên cạnh đó, cách làm này còn mang lại cảm giác dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn và giảm bớt sự căng thẳng.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không bánh tẻ.

Cách thực hiện:

- Mang tất cả lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất, đất cát, sau đó vớt ra để ráo;

- Dùng tay vò nát toàn bộ lá trầu không rồi cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước, sau đó bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 5 phút;

- Đổ toàn bộ nước ra thau lớn và bắt đầu ngồi xông;

- Thực hiện cho đến khi nước nguội hoàn toàn;

- Áp dụng mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần. Thời điểm thích hợp để xông hơi là vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

* Lưu ý: Người bệnh nên giữ khoảng cách an toàn giữa nước nóng là làn da. Không nên áp sát vào nước nóng, điều này có thể gây bỏng da. Một lưu ý khác, người bệnh nên để vùng da bị tổn thương gần vị trí hơi nước để phát huy tối đa công dụng.

Cách 6: Kết hợp lá trầu không cùng với nhiều nguyên liệu khác để trị bệnh á sừng

Ngoài việc sử dụng độc vị lá trầu không, người bệnh có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để gia tăng công dụng của lá trầu không cũng như đẩy nhanh tiến độ chữa lành bệnh.

Empty

Kết hợp lá trầu không cùng với nhiều nguyên liệu khác để trị bệnh á sừng

Nguyên liệu:

- Lá trầu không tươi: 7 lá

- Rau răm: 2 nắm

- Bèo hoa dâu: 10 lá

- Muối hạt: 1 thìa

Cách thực hiện:

- Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng chừng 10 phút rồi vớt ra để ráo;

- Thái toàn bộ nguyên liệu thành từng đoạn nhỏ;

- Cho tất cả vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, thêm 1 thìa cà phê muối ăn;

- Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1/3 thì tắt bếp;

- Gạn một phần nước để uống, phần còn lại để ngâm rửa tay hoặc chân bị á sừng;

- Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Chữa á sừng bằng lá trầu không cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Tuy cách chữa á sừng bằng lá trầu không được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như sự an toàn khi áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

- Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, mức độ bệnh lý, cách dùng,… Đặc biệt là cần người bệnh kiên trì điều trị trong khoảng nhiều ngày liền để đủ thời gian cho các tinh chất có trong lá trầu không thấm sâu hoàn toàn vào trong lớp bì;

- Phương pháp trị bệnh á sừng bằng lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng khô nứt da, da bị bong tróc, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và không có tác dụng điều trị triệt để bệnh á sừng. Điều này đồng nghĩa với việc, phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Những trường ở mức độ nặng thường không mang lại kết quả khả quan;

- Các đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá trầu không tuyệt đối không nên sử dụng để chữa bệnh á sừng;

- Cần thận trọng khi áp dụng điều trị cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ;

- Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như phát ban da, da bị kích ứng, ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn,… hãy tạm ngưng điều trị, kết hợp với việc theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp, bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có những biện pháp chăm sóc phù hợp;

- Ngoài việc áp dụng các bài thuốc từ lá trầu không, người bệnh nên kết hợp với chế độ chăm sóc da đặc biệt bằng cách kết hợp sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay thuốc đặc trị bệnh á sừng.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer