6 thói quen rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy bát đĩa, cơ thể ngấm dần hóa chất
Chuyên gia về chất độc Triệu Danh Uy đã chia sẻ với Ettoday rằng có rất nhiều người ở Đài Loan ra ngoài ăn, nhưng những năm gần đây, một số người thích dành nhiều thời gian hơn để tự nấu nướng, giúp việc ăn uống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là làm sạch xoong, chảo dính dầu mỡsau bữa tối. Đặc biệt, cặn thức ăn đều tích tụ trong bồn rửa chén, lâu ngày sẽ khiến các vết dầu nhớt khó thoát hơn, sinh ra vi khuẩn và muỗi.
Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia về chất độc Triệu Danh Uy đã chỉ ra 6 thói quen rửa bát trong cuộc sống dễ khiến cơ thể ngấm hóa chất từ từ cần đặc biệt chú ý để tránh gây hại cho chính mình.
1. Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén đĩa
Việc này có thể khiến hóa chất từ nước rửa chén sót lại trên bề mặt bát, đĩa, dụng cụ nấu bếp, không thể sạch hết mặc dù được tráng lại nhiều lần. Nếu bát đĩa không được rửa sạch, khi dùng để ăn uống sẽ dễ đưa hóa chất vào cơ thể, gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
2. Ngâm bát đũa trong nước rửa chén quá lâu
Nhiều người muốn nghỉ ngơi sau khi ăn xong, ăn hoa quả, xem TV và đặt bát đĩa vào bồn rửa ngâm cả đêm. Ông Triệu chỉ ra rằng mọi người sẽ xếp bát đĩa lại với nhau, ngâm chúng trong chất tẩy rửa trong một thời gian dài và đợi cho đến khi rảnh rỗi mới rửa chúng.
Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên “ngâm bát với nước” quá 4 tiếng. Vì trong bát đĩa hoặc thức ăn thừa có dầu mỡ nên vi khuẩn đặc biệt dễ sinh sôi, thời gian thích nghi của vi khuẩn khoảng 1 đến 4 giờ, nhưng sẽ nhân lên nhiều lần nếu ngâm quá 4 giờ.
Thói quen này sẽ khiến những hóa chất từ dung dịch tẩy rửa dễ dàng ngấm vào bát đĩa hơn. Đặc biệt là với những đồ dùng có chất liệu như tre, gỗ, khi đã thấm hóa chất sẽ không thể tẩy sạch được, dẫn đến nguy cơ tích tụ những chất độc hại gây bệnh cho cơ thể.
3. Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Nhiều người sau khi rửa bát đĩa thường chỉ tráng qua, nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên, bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Sử dụng bát đĩa không sạch sẽ khiến cơ thể hấp thụ những hóa chất còn sót lại.
4. Sử dụng quá nhiều nước rửa bát
Dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến bạn tốn nhiều nước hơn để làm sạch, và nếu không cẩn thận rất dễ để sót chúng, vì ngay cả khi chén bát hết bọt xà phòng, chúng vẫn chưa hoàn toàn sạch dung dịch tẩy rửa.
5. Để bát đũa ẩm
Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy xếp bát đũa ra rổ, giá để thoát nước, phơi nắng hoặc tốt nhất là sấy khô rồi hãy xếp vào tủ bát.
6. Không làm sạch miếng rửa chén
Sau khi rửa xong bát, nhiều người thường để nguyên miếng rửa chén với đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau, thức ăn thừa ở trên đó. Điều này khiến miếng rửa chén ủ vi khuẩn sinh sôi và thành tác nhân lây chéo vi khuẩn trong bếp.
Tất cả những thói quen trên dễ sản sinh vi khuẩn hoặc gây tồn dư chất tẩy rửa, nhắc nhở mọi người cần chú ý.
Theo Giadinh.net.vn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm