Áo phao cứu hộ sử dụng được bao lâu?

Vài ngày trở lại đây, do tình hình mưa bão, lũ lụt diễn ra hết sức phức tạp tại miền Trung nên áo phao cứu sinh được nhắc đến rất nhiều. Và một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc là áo phao sử dụng được bao lâu? Khi nào thì nên thay mới áo phao cứu hộ?
21/10/2020 11:19

Áo phao cứu sinh là gì?

Áo phao cứu sinh (life jacket, life vest) hay thiết bị nổi cứu sinh cá nhân (PFD - Personal flotation device) giữ bạn nổi trên mặt nước. Lời khuyên tốt nhất cho bạn về sử dụng áo phao cứu sinh đơn giản là: Hãy chắc chắn luôn mặc nó trên mình.

Theo luật quy định, chủ phương tiện tàu thuyền được yêu cầu trang bị áo phao hay thiết bị nổi cứu sinh cá nhân có kích thước phù hợp với người mặc, chất lượng còn tốt và sẵn sàng sử dụng.

Hiện có các loại áo phao cứu sinh nào?

Có 5 loại thiết bị nổi cứu sinh, tuy nhiên phần lớn người chèo thuyền sử dụng loại III và V.

pfd types

Loại I: Áo phao cứu sinh ngoài khơi (Offshore Life Jackets). Loại này được trang bị cho sử dụng ở vùng nước dữ, ở vùng nước ngoài khơi xa khi không thể cứu hộ ngay lập tức. Mặc dù cồng kềnh nhưng loại này cung cấp khả năng hỗ trợ nổi cao nhất, có màu sắc sáng và có thể đưa người mặc ở trạng thái bất tỉnh nổi đầu lên khỏi mặt nước.

Loại II: Áo phao cứu sinh gần bờ (Near-shore Vests). Loại áo phao này được sử dụng ở vùng nước lặng, gần bờ nơi mà việc cứu hộ có thể thực hiện nhanh chóng. Chúng cũng giúp những người mặc ở trạng thái bất tỉnh có thể nổi đầu lên khỏi mặt nước, tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp. Loại phao này cồng kềnh tuy nhiên không cồng kềnh bằng loại I.

Loại III: Áo phao cứu sinh khẩn cấp (Flotation Aids). Áo phao loại này phù hợp nhất với phần lớn người chèo thuyền được sử dụng ở nơi khi có thể giải cứu nhanh người gặp nạn. Chúng cho phép bạn cử động tự do, là loại đem lại cảm giác thoải mái nhất khi phải mặc liên tục. Loại III này được thiết kế để người mặc có thể nằm ngửa khi mang.

Loại IV: Phao cứu sinh có thể quăng ném (Throwable Devices).  Phao tròn cứu sinh hay đệm nổi cứu sinh được thiết kế để có thể quăng, ném tới nơi người gặp nạn, hỗ trợ người bị nạn cùng với áo phao. Loại này không dùng cho người không biết bơi, người bị bất tỉnh hay dùng ở vùng nước dữ.

Loại V: Áo phao cứu sinh đặc dụng. Loại này được thiết kế chuyên dụng cho các hoạt động cụ thể. Ở Mỹ, để được chấp nhận bởi USCG, các loại áo phao này phải được sử dụng đúng với hoạt động được ghi trên nhãn. Có các loại như áo phao cho chèo thuyền kayak, lướt sóng, lướt ván nước, áo phao lai ghép giữa các loại, bộ đồ nổi (deck suits).

Áo phao sử dụng được bao lâu?

a__o_phao_cu____u_ho_____a86___ho____ng_2_khoa___1_800x800

Không có thời gian giới hạn sử dụng áo phao, càng bảo quản đúng cách thì chúng càng dùng được lâu. Dấu hiệu động nước, nấm mốc hay co rúm báo hiệu việc cần thiết phải thay thế.

Tuy nhiên để đảm bảo thì bạn nên thay áo phao tối thiểu 1 năm 1 lần.

Cách bảo quản áo phao cứu sinh

Trước khi sử dụng:

  • Đứng cố chỉnh áo phao để làm nó vừa. Hãy chọn một chiếc áo vừa.
  • Kiểm tra áo phao xem có bị xẻ, rách hay thủng lỗ không. Kiểm tra các đường may, đai, và các chi tiết khác để đảm bảo chúng trong tình trạng tốt. Giật mạnh dây đai để đảm bảo chúng vẫn chắc chắn.
  • Kiểm tra xem áo phao có đọng nước, nấm mốc hay bị co lại không. Đây là những dấu hiệu xốp bị hỏng.
  • Chất liệu bị mờ có thể biểu thị áo phao đã bị giảm sự chắc chắn
  • Ghi tên bạn lên áo phao để đảm bảo không bị lẫn lộn với áo phao của người khác.
  • Hãy kiểm tra áo phao ở chỗ nước nông.

Trong khi sử dụng:

  • Sử dụng áo phao làm tấm nệm ngồi, đệm để quỳ gối hay dùng để chặn thuyền sẽ làm hỏng xốp
  • Không cho vật dụng nặng vào túi áo phao..
  • Không đặt vật dụng có thể đâm chọc vào trong túi áo pháo.
  • Đừng để áo phao phơi ngoài nắng trong thời gian dài.
  • Giũ với nước sạch sau khi sử dụng, đặc biệt sau khi sử dụng dưới nước mặt.
  • Phơi khô trước khi cất.

Sau khi sử dụng:

  • Không dùng chất tẩy rửa mạnh để làm sạch áo phao.
  • Sấy nó trong máy sấy hay trực tiếp dưới nguồn nhiệt có thể làm hỏng.
  • Không cất áo phao ở nơi dưới ánh nắng mặt trời – tia UV sẽ làm hỏng vải.
  • Cất ở nơi khô mát, thoáng khí.
  • Áo phao cũ có thể có sức nổi kém, khi đó cần thay thế bằng áo phao mới.
  • Khi vứt bỏ áo phao cũ, hãy cắt chúng ra và xử lý đúng cách, tránh để người khác vô tình nhặt được và sử dụng áo phao đã cũ, kém chất lượng.

Diệu Nguyễn ( Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer