Bắc Giang: Đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động thời vụ tại địa phương trong dịch COVID-19

Mỗi vụ vải Lục Ngạn cần từ 5-7 nghìn lao động thời vụ. Năm nay, hầu hết lao động ngoại tỉnh như: Lạng Sơn, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Nguyên… đều không đến. Nguyên nhân chủ yếu là do lo ngại dịch COVID-19. Đây là bài toán khó đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.
12/06/2021 16:35

Theo Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Lục Ngạn, mỗi năm, huyện cần từ 5-7 nghìn lao động thời vụ thu hoạch vải. Năm nay, hầu hết lao động ngoại tỉnh như: Lạng Sơn, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Nguyên… đều không đến. Nguyên nhân chủ yếu là do lo ngại dịch COVID-19.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động thời vụ tại địa phương

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn đã đề nghị Ủy ban MTTQ huyện, UBND các xã, thị trấn, phòng, ngành liên quan và các đoàn thể huy động hội viên, đoàn viên tích cực giúp nhân dân thu hoạch vải, với phương châm phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ. Theo đó, các đoàn thể, tổ chức hội như: HND, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên tại 100% xã, thôn đều lập tổ xung kích, vừa hỗ trợ thu hoạch vải, vừa tuyên truyền PCD COVID-19. 

Empty

Tiêu biểu như HND huyện, với số hội viên chiếm ưu thế nên đoàn thể này là nòng cốt của các tổ xung kích. Đến nay, các cấp HND đã thành lập 317 tổ (tương ứng mỗi chi hội 1 tổ) với hơn 2,8 nghìn thành viên. Các tổ giúp chính quyền rà soát, thống kê các hộ trồng vải có nhu cầu lao động để bố trí nhân lực hỗ trợ thu hoạch luân phiên cho bà con.

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam cho biết, trước mắt huyện huy động tối đa nhân lực tại chỗ và lực lượng quân đội đóng trên địa bàn, phấn đấu đáp ứng khoảng 80% số nhân lực thiếu hụt. Về lâu dài, trong vụ cam, bưởi hoặc các năm tiếp theo gặp khó khăn, huyện sẽ sớm có văn bản đề nghị các tỉnh, TP bạn để các địa phương này lựa chọn, tạo điều kiện cho thương nhân, lao động ở nơi không có dịch vào Bắc Giang thu mua, làm việc. 

Empty

Để bảo đảm an toàn PCD COVID-19, huyện Lục Ngạn đang áp dụng đối với lực lượng lao động từ Hải Dương và Hà Nam vào huyện thu mua, sấy vải theo cách đề nghị địa phương có lao động lập danh sách, xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 và gửi về UBND huyện Lục Ngạn tiếp nhận. 

Tại các cơ sở thuê những lao động này đến làm việc sẽ được tổ giám sát COVID-19 cộng đồng theo dõi, giám sát. “Chỉ cần lao động trước khi đến có chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 thì huyện sẽ đón nhận. Bù lại, cứ 3 ngày, huyện tổ chức test nhanh vi-rút SARS-CoV-2 cho lao động một lần và yêu cầu chủ sử dụng lao động bảo đảm vệ sinh phòng dịch cho họ. Đồng thời lao động phải cam kết tuân thủ các quy định PCD tại địa phương”, ông Nam cho hay.

Với cách làm này, hy vọng vụ vải năm nay và các vụ kế tiếp, Lục Ngạn sẽ giải được bài toán nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động thời vụ tại địa phương.

Bắc Giang bán hết gần 54.000 tấn vải thiều chín sớm

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, vải thiều đang được tiêu thụ thuận lợi ở cả thị trường trong nước và quốc tế, đúng kịch bản đã được xây dựng. Tính đến ngày 11/6, toàn tỉnh đã tiêu thụ hơn 80.300 tấn vải. Trong đó, vải thiều chín sớm cơ bản đã được tiêu thụ hết, với gần 54.000 tấn.

Empty

Tại thị trường trong nước, hơn 42.200 tấn vải thiều Bắc Giang đã được bán qua các kênh như chợ đầu mối, sàn thương mại điện tử, siêu thị... Thời gian qua, ngoài bán trực tiếp, các siêu thị cũng kích hoạt các kênh online để tăng tiêu thụ vải thiều.

Còn sản lượng vải xuất khẩu đạt hơn 33.100 tấn. Như mọi năm, Trung Quốc vẫn là thị trường thu mua lớn nhất khi chiếm đến hơn 93% tổng sản lượng xuất khẩu của Bắc Giang. Xếp sau Trung Quốc là Nhật Bản và thị trường các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Lào...

Tỉnh Bắc Giang cho biết giá vải thiều cao nhất đang đạt 30.000-35.000 đồng một kg, bình quân giá cao hơn 5.000-8.000 đồng so với đầu vụ. Những ngày này, hoạt động thu mua vải thiều tại tỉnh rất sôi động, với hơn 350 điểm cân, giá có xu hướng tăng nhẹ.

Empty

Dù vậy, hoạt động tiêu thụ vẫn còn gặp một số khó khăn như giá đá cây - nguyên liệu để ướp lạnh vải - cao hơn so với đầu vụ. Do COVID-19, lao động các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An... không đến được Bắc Giang, nên một số xưởng đá không hoạt động.

 * "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Phúc Hưng

 

comment Bình luận

largeer