Bắc Giang tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có công văn số 1221/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022.
25/03/2022 07:42

Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước. Chủ động bố trí kinh phí để thực hiện, nhất là các nội dung đã đến hạn hoặc quá hạn; xây dựng phương án ứng phó với thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho từng đập, hồ chứa nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

chonglu
chonglu1
chonglu2
chonglu3

Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều, thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều; Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 và Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Bắc Giang.

Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn, lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn; bố trí và đề xuất kinh phí sửa chữa, khắc phục ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa, lũ, tránh để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, xử lý kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt đối với đập, hồ chứa thủy lợi; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý…

Chủ động tổng kiểm tra đánh giá chất lượng đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê điều, xây dựng phương án hộ đê tương ứng với từng tuyến đê, từng khu vực trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ” phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo phương án và kế hoạch được duyệt; chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến.

Đối với những cống qua đê đã xảy ra sự cố do lũ những năm trước, cống mới xây dựng nhưng chưa được làm việc trong điều kiện có lũ cao hoặc cống đang được xây dựng cần phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể để chủ động xử lý khi có sự cố; cần đặc biệt quan tâm đến các cống đang xây dựng mới thay thế cống cũ như: Đại La, Xuân Thành, Yên Ninh, De trên đê tả Cầu; các cống tiêu lớn như: Đa Mai trên đê hữu Thương, cống Chản, cống Mân trên đê hữu Lục Nam.

Tổ chức, kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các cống dưới đê để phát hiện các cống yếu, các cống bị hư hỏng để sửa chữa, hoành triệt cống tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với các cống không đảm bảo an toàn. Đối với các cống xung yếu phải có phương án bảo vệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức, cá nhân chủ động chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thực hiện.

UBND các huyện, thành phố có đê tăng cường quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các phường, xã ven đê tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, đặc biệt là lực lượng quân đội đóng trên địa bàn; thực hiện phát quang mái đê, chân đê, thu gom rác trong phạm vi bảo vệ đê điều để phục vụ công tác tuần tra canh gác đê và xử lý sự cố giờ đầu trong mùa mưa lũ; tổ chức khơi thông, giải phóng các vật cản trên các sông suối, ngòi, kênh tiêu, hệ thông tiêu thoát nước; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các cống dưới đê đảm bảo an toàn chống lũ…

Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa, lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình. Tổ chức vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở hạ du khi xả lũ các hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Cẩm Đào

comment Bình luận

largeer