Bài thuốc đắp bó ngoài da giúp giảm đau nhức khớp xương và tứ chi

Đau nhức xương khớp và đau nhức chân tay là bệnh dễ xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học mà nhiều dạng đau nhức đã được điều trị hiệu quả. Trong đó, không thể không kể đến những kinh nghiệm quý báu của dân gian.
31/12/2024 07:32

Bài thuốc đơn giản giúp giảm đau nhức xương khớp

Nguyên liệu chuẩn bị: 10 gam củ gừng tươi, 20 gam lá ngải cứu, 20 gam lá lốt và 50 gam muối ăn (muối bọt hay muối hạt đều được).

Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu, lá lốt và củ gừng tươi, sau đó cắt nhỏ ngải cứu và lá lốt, riêng gừng tươi thì cắt lát mỏng rồi cho vào cối sạch và giã cho thật nhuyễn.

Bước 2: Cho trực tiếp muối ăn vào chảo và xào khoảng 5 phút. Khi cảm nhận được muối đã nóng dần, ta cho tiếp phần hỗn hợp đã giã nhuyễn vào và đảo đều từ 7 – 10 phút nữa.

ngaicuu

Cây ngải cứu - vị thuốc đắp giúp giảm đau. (Ảnh: Caythuoc.org)

Bước 3: Lấy một miếng vải sạch, có độ dày tương đối, cho tất cả hỗn hợp vào và túm phần miệng vải lại.

Cách sử dụng bài thuốc: Đợi túi thuốc bớt nóng, chỉ còn âm ấm thì bạn chườm trực tiếp lên vùng xương khớp bị tê, đau nhức (cẩn thận tránh bỏng). Sau 30 phút, thuốc nguội lại thì bạn lấy ra.

Số lần dùng: 1 – 2 lần mỗi ngày (thực hiện bài thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn và nếu kiên trì sử dụng mỗi tuần 3 – 4 lần thì sẽ thấy giảm đau nhức hiệu quả).

Ngải cứu – vị thuốc chuyên chườm đắp giúp giảm đau

Nói về ngải cứu thì đây là vị thuốc giúp giảm đau rất hay (dù chỉ dùng ngoài da).

Nếu phụ nữ bị đau bụng kinh có thể hái hai, ba nắm lá ngải cứu (bẻ luôn cả nhánh), đem hơ trực tiếp trên ngọn lửa cho nóng, có khi cháy xém rồi để vào miếng vải (cho bớt nóng), chườm lên bụng. Sau vài phút, bụng sẽ bớt đau (bớt chút ít). Sau đó, lại lấy nhánh lá ấy, tiếp tục hơ lửa và chườm đắp như thế khoảng 3, 4 lần thì bụng bớt đau rõ rệt. Giờ đây, cách chườm đắp ấy vẫn được nhiều chị em chọn dùng vì nó an toàn và không cần phải uống thuốc.

Ngoài ra, dân gian mỗi khi bị nhức lưng, nhức cổ tay hay nhức chân (do thời tiết, do làm việc, do lạnh tay chân…) cũng thường hơ lá ngải cứu cho ấm nóng rồi chườm đắp lên.

Hiển nhiên, không có bài thuốc nào là “thuốc tiên”. Với những bệnh đau nhức do tính chất công việc gây ra thì giảm đau chỉ là phương pháp tạm thời. Vì vậy, hãy cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer