Vì sao người gầy vẫn bị mỡ máu cao và cách phòng ngừa

Không chỉ người thừa cân, người gầy cũng có nguy cơ mỡ máu cao nếu duy trì lối sống thiếu lành mạnh.
10/07/2025 12:49
Empty

Dù ốm hay mập cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao (Ảnh minh họa) 

Nguyên nhân người gầy bị mỡ máu cao 

Chế độ ăn không lành mạnh

Nhiều người gầy nghĩ rằng “ăn hoài không mập” nên thoải mái ăn uống. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu, dẫn đến mỡ máu cao.

Empty

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến mỡ máu ở người gầy (Ảnh minh họa)

Thiếu vận động thể chất

Dù bạn đã có thân hình gọn gàng, nhưng lối sống ít vận động cũng làm giảm khả năng chuyển hóa lipid trong cơ thể. Tình trạng này dẫn đến tích tụ chất béo trong mạch máu, đặc biệt là triglyceride, một trong những yếu tố gây mỡ máu cao.

Căng thẳng, stress kéo dài

Tình trạng căng thẳng mãn tính khiến nồng độ hormone cortisol trong cơ thể tăng cao, từ đó gây rối loạn chuyển hóa chất béo và làm gia tăng mức cholesterol xấu. Những người thường xuyên chịu áp lực công việc hoặc căng thẳng tinh thần kéo dài có nguy cơ cao đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tim mạch do rối loạn này gây ra.

Sử dụng rượu bia và chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn làm rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến giảm cholesterol tốt (HDL) và tăng chất béo trung tính, cả hai yếu tố này đều là nguyên nhân trực tiếp gây mỡ máu cao.

Cách phòng ngừa mỡ máu cao ở người gầy 

Empty

 Tránh xa các chất kích thích để có một cơ thể khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Endocrine Society (Hoa Kỳ) cho thấy chỉ số BMI không phản ánh đầy đủ sức khỏe chuyển hóa. Người “gầy nhưng không khỏe” vẫn có thể bị mỡ máu cao, cao huyết áp hoặc rối loạn chuyển hóa nếu không duy trì lối sống khoa học.

Để phòng ngừa mỡ máu cao, bạn nên:

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm bất thường để điều chỉnh lối sống hoặc điều trị kịp thời.

- Ăn uống khoa học: Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa; tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá thu.

- Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp cải thiện chuyển hóa lipid và bảo vệ tim mạch.

- Quản lý căng thẳng: Stress làm tăng nguy cơ mỡ máu cao.

- Ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần: Thiền, đọc sách, nghe nhạc giúp giảm áp lực tâm lý.

- Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá: Đây là bước thiết thực bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, từ 20 tuổi trở đi, mỗi người nên chủ động kiểm tra nồng độ cholesterol và đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch ít nhất 4-6 năm một lần, bất kể hình thể hay cân nặng. Việc này giúp phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả các vấn đề liên quan đến mỡ máu, hạn chế biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Kim Liên (Tổng hợp)

comment Bình luận