Bài thuốc điều trị bệnh dọa sảy thai, động thai

Sảy thai là hiên tượng thai nhi bị đào thải ra khỏi tử cung và không có khả năng sống sót. Thông thường, quá trình sảy thai thường diễn biến theo 2 giai đoạn: Dọa sảy thai và sảy thai thực sự. Dọa sảy thai, động thai là khi phôi thai đang phát triển và chưa bong khỏi niêm mạc tử cung. Nếu phát hiện và xử lý sớm sẽ ngăn chặn được sảy thai.
12/04/2024 16:02

Dọa sảy thai, động thai có thể gây nên nhiều biến chứng khác như: Nhiễm trùng, thiếu máu cấp, thai chết lưu… không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm chấn động tinh thần của người mẹ. Nguyên nhân cụ thể thường khó xác định. Thậm chí có những chị em phải đối mặt với tình trạng sảy thai liên tiếp trong thai kì dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe và tâm lý.

Quan điểm của Y học cổ truyền về dọa sảy thai và xử lý dọa sảy thai

Y học cổ truyền gọi động thai, dọa sảy thai là “thai động bất an”, “tử thống”, “tử lậu”, “thai lậu”… Đông y cho rằng, phụ nữ bị dọa sảy thai chủ yếu là do khí huyết của người mẹ không đủ. Theo Hải Thượng Y Tông có chép lại: “Khi có thai, con ở trong bụng mẹ cùng chung nhịp thở, hoàn toàn nhận dinh dưỡng của mẹ”. Vì vậy, khí huyết của người mẹ giúp nuôi dưỡng hình thể, vị của mẹ giúp dưỡng tinh khí. Nếu hình thể và tinh khí được điều hòa thì thai sẽ yên.

Động thai, dọa sảy thai thường do khí huyết của người mẹ không đủ. “Khí huyết của mẹ không hay bổ dưỡng, thai tự sảy ví như cây khô thì quả rụng, cành héo thì hoa rơi” (Y Tông Tâm Lĩnh). Do đó, muốn an thai cần phải bổ thận, dưỡng huyết, bổ tỳ kiện giúp người mẹ đủ khí huyết và tinh khí nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Theo Đông y, chứng sảy thai của phụ nữ hiện nay có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do tỳ thận dương hư, không đủ khí huyết để nuôi dưỡng thai nhi.

Nguyên nhân sâu xa là: Khi còn trẻ, do ốm đau làm tỳ vị hư yếu, ăn uống kém, hoặc sợ béo không dám ăn đầy đủ chất, để tỳ thận có khí lực, sinh ra huyết dịch giúp cho cơ thể cường tráng, đảm bảo cân bằng âm dương, để khi mang thai có đầy đủ khí huyết nuôi dưỡng thai nhi. Nếu tỳ thận không có đủ khí huyết nuôi dưỡng thai nhi, khi mang thai thường dễ sảy.

Theo Đông y, khi thận âm bị tổn thương, không sinh ra được huyết dịch, tử cung sinh nhiệt dẫn đến sảy thai. Có người sảy một, hai lần, nhưng cũng có người nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân.

saythai

(Ảnh minh họa: Long Châu)

Dưới đây là những bài thuốc điều trị dọa sảy thai/động thai:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Nhân sâm (sâm cao ly), bạch truật, mỗi vị 15g; Phục linh, khiếm thực, cát cánh, biển đậu, hoài sơn, liên nhục, mỗi vị 12g; Ý dĩ, trần bì, thần khúc, sơn tra, mạch môn, hoắc hương, sa nhân, mỗi vị 8g; Cam thảo, bạch đậu khấu, mỗi vị 6g; Hoàng liên 4g,

Ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn 15 phút, uống liên tục 3 tháng.

Nếu sảy thai mạn tính (4-5 lần liên tục), tán bộ làm viên hoàn mật ong nguyên chất, mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên, trước khi ăn sáng, trưa, tối 15 phút. Uống liên tục 6 tháng, có thể uống 1 năm.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Thục địa 20g; Đương quy, xuyên khung, bạch thược, đảng sâm, bạch linh, bạch truật, Hương phụ, ích mẫu, huỳnh cầm, mỗi vị 12g; Cam thảo, sa sâm, mỗi vị 10g; Ngải cứu 6g; Sâm Cát Lâm, ngưu tất, mỗi vị 4g; Đại táo 3 trái.

Ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị: Tang ký sinh, đỗ trọng, mỗi vị 24g; A giao (hòa vào uống), bạch truật, mỗi vị 15g; Tô ngạnh, hoàng cầm, mỗi vị 12g; Ngải cứu, sa nhân, mỗi vị 6g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 4:

Chuẩn bị: Cành lá trâu cổ (dùng cành lá non) 40g; Cuống lá sen 7 cái; Rễ lá gai 4g.

Sắc lấy nước cho 3 trứng gà vào nấu uống.

Bài thuốc 5:

Chuẩn bị: 3 ngày đầu, mỗi ngày dùng khoảng 150 đến 200g củ gai rửa sạch thái mỏng và đun sôi với 1 lít nước khoảng 30 đến 40 phút, đun khoảng 2 đến 3 lần/ngày.

4 ngày sau, mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước lọc uống. Phần củ sau khi nấu 2 đến 3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi.

Bài thuốc 6: Có công dụng cho phụ nữ thai động, có thai nôn khan, nôn ra nước chua, ăn uống không thấy ngon và nằm ngồi khó khăn

Chuẩn bị: Hương phụ: 80g; Hoắc hướng: 8g; Cam thảo: 8g.

Tán bột. Uống 8g mỗi lần với nước sôi và ít muối.

Bài thuốc 7:

Chuẩn bị: Cỏ mần trầu, cỏ tranh, mỗi vị 8g; Vài lát gừng tươi; 1 nhánh sả và ít vỏ quýt.

Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 8: Trị có thai bị thương hàn nóng đến nỗi phát ban, rồi lại biến ra nốt đen, tiểu ra máu.

Chuẩn bị: Ngải cứu, viên lại to bằng quả trứng gà, sắc với 200ml rượu, còn một nửa. Chia làm hai lần uống.

Bài thuốc 9: Trị có thai 2 tháng mà thai bị động không yên

Chuẩn bị: Đại táo 12 quả; Ngải cứu, sinh khương, mỗi vị 24g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Cách sử lý tình trạng động thai:

Nếu phát hiện các dấu hiệu của hiện tượng động thai, thai phụ nên cần:

1. Phải nằm nghỉ ngơi, sau đó, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

2. Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào một cách bừa bãi.

3. Tuyệt đối không được xoa bụng khi cảm thấy đau hoặc khó chịu. Vì chúng sẽ gây kích thích mạnh dẫn tới tình trạng sảy thai.

4. Trong giai đoạn bị động thai, nữ giới không nên quan hệ tình dục với chồng của mình hoặc tiến hành kích thích âm đạo và cổ tử cung. Vì chúng sẽ dễ gây sảy thai.

5. Chú ý chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố hết sức quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc ngăn chặn tình trạng động thai. Theo đó, nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Đặc biệt, các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất, tinh bột, protein, chất sắt đều rất tốt cho sức khỏe. Vậy nên cần phải tích cực bổ xung các loại thực phẩm này trong các bữa cơm hàng ngày.

6. Những loại thực phẩm như đồ ăn gỏi, rau sống… Đều là những loại thực phẩm gây kích thích mạnh tới hệ tiêu hóa gây rối loạn và dẫn tới sẩy thai. Vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe.

Phòng tránh sảy thai/động thai:

Muốn phòng tránh nguy cơ động thai, thì cần nhớ:

1. Phải giữ cho tâm lý của mình thật thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu quá mức độ.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất sắt và chất xơ…

3. Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, không được thức quá khuya hoặc lao động nặng nhọc quá sức.

4. Hạn chế quan hệ tình dục với chồng vào những tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ.

5. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café. Vì những chất này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và rất dễ dẫn tới tình trạng động thai, sẩy thai…

6. Thường xuyên đi khám sức khỏe thai kỳ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, nắm bắt được sự phát triển của bào thai và kịp thời có các biện pháp xử lý khi cần thiết.

Những món cháo bôi dưỡng giúp an thai và dưỡng thai

Món 1: Cháo hồng táo

Chuẩn bị: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Hồng táo (táo tàu màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt. Cho vào nồi thêm vừa nước, đun lửa riu riu và quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được.

Ngày ăn 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.

Món 2: Cháo cá chép

Chuẩn bị: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, các loại gia vị.

Cá chép bỏ sạch ruột, đánh vẩy rửa sạch và đem ướp với gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước, ninh đến khi nhừ gạo nếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng, và cho thêm hành ăn sẽ ngon hơn.

Ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

Món 3: Cháo củ mài

Chuẩn bị: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Rửa sạch thịt nạc băm nhỏ rồi ướp bột gia vị, củ mài bỏ vỏ xắt miếng. Ninh nhừ củ mài và gạo nếp bằng nước trước. Đợi cháo chín cho thịt vào quấy đều, đợi chín rồi cho bột gia vị vào là được.

Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền trong 10 ngày.

Món 4: Cháo hoàng kỳ

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Gạo tẻ nghiền thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp gia vị rồi xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Ngày ăn 1 lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

Món 5: Cháo bầu dục

Chuẩn bị: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.

Bầu dục lợn làm sạch rồi tẩm gia vị. Gạo tẻ xay thành bộ. Đỗ trọng thì đun lấy nước, cho khoảng 300ml nước đợi sôi thì chắt mình nước. Tiếp đó cho bầu dục vào, đợi chín thì cho bột gạo vào quấy đều. Đun lửa nhỏ trong cả quá trình nấu.

Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 5 ngày.

Món 6: Nước ngải cứu

Chuẩn bị: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g

Lá ngải cứu, tía tô đem rửa sạch cho thêm 600ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 100ml là được. Thuốc sẽ hơi khó uống, bạn có thể pha thêm chút đường để dễ uống hơn.

Chia uống thành 3-4 lần trong ngày.

Món 7: Nước lá sen

Chuẩn bị: Lá sen 100g, đường đỏ 30g.

Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi đun với 300ml nước, đợi sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào đợi sôi là được.

Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Món 8: Nước lá gai

Chuẩn bị: Lá gai 50g, gạo nếp 50g,

Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.

Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

Món 9: Nước nho khô

Chuẩn bị: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.

Đun sôi kỹ nho khô, táo tàu bằng 300ml nước, rồi chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.

Ngày chia làm 3 lần, cần uống liền 3-5 ngày.

Món 10:

Chuẩn bị: Cá chép 1 con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền 1 tuần thì khỏi.

Món 11:

Chuẩn bị: 300g giò lợn, 100g cải canh, gừng, và các gia vị cần thiết. Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó xắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Món 12: Sảy thai liên tiếp và các trường hợp dọa sảy thai

Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 150g và hạt sen 30g.

Rửa sạch thịt rồi cắt thành miếng to, sau đó cho vào nồi với hạt sen, nước và gia vị. Hầm đến khi hạt sen và thịt chín nhừ, dùng ăn 1 lần/ ngày.

Món 13:

Chuẩn bị: Hành củ 20g, giã nát, ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

Món 14:

Chuẩn bị: Dùng 150 đến 200g củ gai tươi rửa sạch, cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, tim heo, dùng 2 đến 3 lần/tuần đến khi sanh mà không sợ sót nhau.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer