Bài thuốc điều trị bệnh động mạch vành

Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Sự phát sinh của bệnh có liên quan tới sự thịnh suy của các tạng tâm (tim), can (gan), thận và tỳ cùng sự mất điều hòa khí huyết gây nên huyết ứ, khí trệ, đàm trọc mà dẫn đến “tâm thống” hoặc “hung tê”.
17/10/2023 15:49

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện các mảng bám tích tụ ở thành động mạch vành. Đây là đường truyền dẫn có chức năng cung cấp oxy và máu nuôi tim. Khi các mảng xơ vữa tích tụ ở mạch vành sẽ khiến đường truyền dẫn bị tắc nghẽn. Lâu ngày, động mạch vành hẹp hơn, hình thành các khối máu đông cản trở oxy và máu dẫn đến tim.

Bệnh động mạch vành hay còn có tên khác là bệnh thiểu năng vành, suy vành, hẹp mạch vành như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngừng tuần hoàn dẫn tới tử vong, là 1 trong những “hung thủ” nguy hiểm trong các căn bệnh hiện nay.

Theo số liệu mới nhất của Viện tim mạch Việt Nam, mỗi năm có tới hơn 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch. Trong đó, hơn một nửa số người chết do đột quỵ xuất phát từ bệnh mạch vành. Đây là con số đáng báo động, cảnh báo về độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh mạch vành

Có rất nhiều biểu hiện của bệnh mạch vành. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận định được bệnh thông qua các biểu hiện đặc trưng sau:

- Dấu hiệu đau thắt vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái do lưu lượng máu và oxy đến tim giảm khiến tim phải co bóp mạnh hơn.

- Luôn có cảm giác ngực có sức ép mạnh, bị đè nén, cảm giác đau có thể lan ra vùng cổ, bả vai, canh tay và vùng lưng.

- Xuất hiện những cơn đau tim cục bộ hoặc đau âm ỉ khi lượng máu dẫn đến tim không đủ.

- Đau tim đột ngột, tim có thể dừng đập đột ngột dẫn đến đột quỵ. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Chú ý: Khi nhận thấy các dấu hiệu như trên, thì cần phải đến khám bác sĩ ngay để chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị kịp thời. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mạch vành như: Dùng thuốc Tây, phẫu thuật mạch vành, đặt stent mạch vành,... và phương pháp chữa bệnh mạch vành bằng Đông y là sự lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân.

Ảnh minh họa: Vinmec

Ảnh minh họa: Vinmec

Những bài thuốc điều trị bệnh mạch vành

Bài thuốc 1:

Đan sâm là loại thảo dược chuyên điều trị các chứng bệnh ở tim và mạch vành. Đặc biệt, loại thuốc này có công dụng đặc trị co thắt động mạch vành.

Bài thuốc này có công dụng tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến tim. Và đồng thời cũng giảm nhanh các cơn đau thăt ngức, đau nhói ở tim và giảm việc hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Chuẩn bị: Đan sâm 32g; Xuyên khung, trầm hương, uất kim - mỗi vị 20g; Hồng hoa 16g; Xích thược, hương phụ, hẹ, qua lâu - mỗi vị 12g; Đương quy vĩ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Linh chi 60g; Nhân sâm, tam thất - mỗi vị 30g.

Tất cả đem tán bột mịn rồi trộn lẫn với nhau, cho vào bình, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 3g với nước ấm

Bài thuốc 3: Bài thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan đến mạch vành như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g; Xích thược, Đan sâm - mỗi vị 15g; Đương quy 12g; Xuyên khung 10g. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Phần thuốc chia làm 3 phần, uống trong ngày.

Thực hiện bài thuốc liên tục trong 1 tháng đến 1,5 tháng.

Nên kết hợp với phương pháp tự chữa lành

Nước ép tốt cho động mạch vành như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, huyết áp cao...

Bài 1: Nước ép rau cải bó xôi 

Chuẩn bị: Nước ép rau cải bó xôi, uống khoảng 100 - 150ml nước mỗi lần.

Bài 2: Nước ép giàu Kali iod 

Thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả, hỗn hợp này như một liều thuốc tự nhiên mà chúng ta nên sử dụng mỗi ngày.

Chuẩn bị: 300g củ cà rốt, để vỏ, cắt khúc; 100g rau cải bó xôi; 1 nắm nhỏ lá mùi ý; 200g cần tây.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 3: Nước ép cà rốt, củ dền, dưa leo

Chuẩn bị: 300g củ cà rốt, để vỏ, cắt khúc; 50g củ dền, để vỏ, cắt khúc; 100g dưa chuột, cắt khúc.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 4: Nước ép cà rốt, cải bó xôi

Chuẩn bị: 300g cà rốt, để vỏ, cắt khúc; 100g rau cải bó xôi.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 5: Nước ép cà rốt nguyên chất

Chuẩn bị: Uống khoảng 150 - 250ml mỗi lần.

Bài 6: Nước ép táo, gừng, cần tây, cà rốt 

Chuẩn bị: 100g quả táo, cắt khúc, bỏ hạt; 1 nhánh gừng; 300g cần tây; 200g củ cà rốt, để vỏ, cắt khúc.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Những món ăn/thức uống hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Món 1: Canh nấm rơm

Canh nấm rơm đại táo rất đơn giản nhưng có tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh mạch vành, làm giảm mệt mỏi, lo âu. Nên ăn canh hàng ngày. Nếu ăn vào buổi tối trước khi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ ngon.

Chuẩn bị: Nấm rơm 100g; Đại táo 5 quả.

Nấm rơm rửa sạch bổ đôi, đại táo bỏ hạt, tất cả đun trong 1h, cho gia vị vừa ăn (Không nên ăn quá mặn).

Món 2: Cháo đan sâm, đào nhân

Đan sâm có tác dụng rất tốt với người bệnh tim mạch. Thêm vào đó, khi kết hợp với đào nhân là một vị thuốc hoạt huyết, hóa ứ, nhuận táo có tác dụng điều trị chứng huyết ứ gặp trong bệnh mạch vành. Dược lý học hiện đại cũng cho thấy đào nhân có tác dụng chống viêm, chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu nên có tác dụng tốt với tình trạng xơ vữa mạch vành. Món ăn này rất đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt, đặc biệt với những bệnh nhân có biểu hiện đau ngực hay có tiền sử nhồi máu cơ tim.

Chuẩn bị: Đan sâm 20g; Đào nhân 10g; Gạo tẻ 50g.

Đầu tiên, sắc đan sâm lấy nước sau đó dùng nước nấu cháo gạo tẻ cùng với đào nhân. Hoặc có thể bọc đan sâm trong túi vải và nấu cùng. Ngày ăn 1 lần vào buổi sáng, có thể ăn lâu dài.

Món 3: Chuối tiêu chấm vừng đen

Có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen.

Vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày.

Món 4: Rau cần nấu với táo tàu

Có tác dụng hạ huyết áp, an thần, tốt cho bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: Dùng 500g rau cần, 200g táo tàu. Nấu chín rau cần với táo tàu ăn.

Món 5: Côn bố nấu với đậu xanh, đỏ

Có tác dụng tốt với bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: Dùng 150g côn bố, 150g đậu xanh, 150g đậu đỏ.

Cho nước vừa đủ, nấu chín kỹ thêm đường đủ ngọt, ăn cái, uống nước, ăn thường xuyên.

Món 6: Canh thịt lợn, phật thủ

Có tác dụng: Lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.

Chuẩn bị: 10g phật thủ, 30g ý dĩ nhân, 6g mộc nhĩ đen, 50 thịt nạc heo,

Nêm gia vị lượng thích hợp. Cho các thứ trên vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên.

Món 7: Cháo đào nhân

Có tác dụng tốt với bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: 10g đào nhân, 30g sinh địa vàng, 100g gạo, 10g hạt quế, 2 miếng gừng sống.

Đào nhân gọt bỏ vỏ, hạt quế nghiền nát, gạo nghiền nhuyễn, dùng lượng rượu trắng thích hợp chế vào sinh địa, gừng và đào nhân xay lấy nước. Thêm vào gạo lượng nước thích hợp nấu cháo, sau khi sôi cho nguyên liệu và nước thuốc vào nấu chín, cho hạt quế nghiền vào.

Món 8: Nấm hương xào củ năng

Có tác dụng: Dùng thay thức ăn, giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.

Chuẩn bị: 250g củ năn, 150g nấm hương.

Nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt… xào cho đến chín.

Món 9: Cá trắm cỏ nấu với bí đao

Có tác dụng tốt với bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: 250 – 500g bí đao; 250 – 500g cá trắm cỏ (cả con là tốt nhất). Trước hết lấy dầu rán cá chín vàng, sau đó cho bí đao, nước vừa đủ; ninh trong 3 – 4 tiếng, cho một ít muối và gia vị để ăn. Ăn cả nước lẫn cái.

Món 10: Cháo cà rốt 

Có tác dụng chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu. Tốt cho bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: Cà rốt tươi vừa đủ, nấu với gạo tẻ thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài.

Món 11: Cháo lá sen

Bài thuốc này chữa bệnh huyết áp cao, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo.

Món 12: Trà sơn tra, lá sen

Có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho người bệnh mạch vành.

Chuẩn bị: 30g sơn tra, 20g lá sen. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy một bát, bỏ bã, uống nước.

Món 13: Trà mật ong

Có tác dụng tốt với bệnh mạch vành.

Mật ong 30g, hòa với ít nước sôi để nguội, khuấy đều, uống vào các buổi sáng ngủ dậy.

Chú ý:

- Trong những trường hợp bị bệnh mạch vành tiến triển nặng không thể sử dụng 1 mình thuốc nam để điều trị mà phải kết hợp cùng thuốc Tây y để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Khi kết hợp giữa Đông và Tây y sẽ giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của thuốc tây và tránh phải tăng liều.

- Hạn chế sử dụng dầu động vật để chế biến thức ăn thay vào đó là sử dụng bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành…

- Ăn ít muối hạn chế ăn những thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối…

- Ăn nhiều rau, trái cây, bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất…

- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bộ môn cường độ nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe…

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

- Tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer