Bài thuốc điều trị bệnh từ gừng (phần 2)

Gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn, mà còn là nguyên liệu xuất hiện thường xuyên trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Nối tiếp phần 1, phần 2 sẽ tiếp tục đưa ra các bài thuốc chữa bệnh từ gừng cho người lớn và cả trẻ em.
09/05/2024 17:45

Bài thuốc 59: Trẻ em ho lâu ngày không khỏi

Chuẩn bị: Lấy 200g gừng tươi nấu nước tắm.

Bài thuốc 60: Rất tốt cho người ty vị hư nhược cơ thể gầy yếu, phù nề, tiêu lỏng

Chuẩn bị: Gừng tươi 16g, giã nát thêm nước khuấy lọc lấy nước gừng khoảng 40ml, tương, dầu ăn để sẵn, 100 - 150g thịt bò thái lát nhỏ.

Gạo nếp vo sạch ngâm khoảng 5 - 6 tiếng, đồ xôi, khi xôi chín cho thịt bò, nước gừng, tương dầu trộn đều, tiếp tục đồ thêm 15 phút cho chín thịt bò và thành món xôi thịt bò nước gừng. Ăn vào bữa chính.

Bài thuốc 61: Cảm cúm

Nếu mình nóng, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho và sốt (bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính – ta gọi là cảm cúm).

Chuẩn bị: Gừng tươi 3 lát, trần bì (vỏ quýt) 5g, thanh bì (vỏ quýt non) 5g, chỉ xác (quả trấp, bỏ ruột) 5g, cát cánh 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, ma hoàng 8g, hương phụ (củ cỏ gấu) 12g, cam thảo 3g.

Bài thuốc 62: Giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp

Chuẩn bị: Ban đêm dùng 10 quả táo, 5 lát gừng tươi, sắc uống. Dùng thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp.

Bài thuốc 63: Ỉa chảy

Chuẩn bị: Gừng sống, ngải cứu lượng bằng nhau. Sắc uống.

Bài thuốc 64: Cổ họng bị rát, ngứa, đau

Chuẩn bị: Thường xuyên dùng nước trà tươi nóng, hòa tan cùng 1 ít muối ăn, để uống mỗi ngày 2 đến 3 lần.

Bài thuốc 65: Trị cảm mạo

Chuẩn bị: Lê 1 quả, gừng tươi 25g, cắt lát mỏng, nước 1 chén. Sắc uống.

Bài thuốc 66: Tiểu són

Chuẩn bị: Gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.

Bài thuốc 67: Trẻ em bị ho, sổ mũi

Bài thuốc từ gừng trị dứt ho, sổ mũi sau vài ngày

Chuẩn bị: Gừng già: 50g; muối hạt: 20g; nước: 1 lít.

Gừng chọn củ già, gọt vỏ và rửa sạch. Cho gừng vào cối giã nhỏ, nấu chung với 1 lít nước và muối hạt. Nước đun sôi vặn nhỏ lửa, sau 5 phút tắt bếp thì có thể sử dụng dần. Dùng nước gừng ấm đã đun với muối để ngâm chân cho trẻ, vừa ngâm vừa mát xa 2 lòng bàn bàn chân trước khi đi ngủ.

Chú ý: Kiên trì thực hiện trong 3 ngày thì trẻ sẽ khỏi ho và sổ mũi.

Hoặc là: Trong trường hợp này cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống thêm nước cam, chanh để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Thông thường trẻ bị ho, sổ mũi sẽ tự khỏi trong 1 tuần nếu được chăm sóc tốt.

GUNG

(Ảnh minh họa: Vshine)

Bài thuốc 68: Trị cảm lạnh

Chuẩn bị: Gừng tươi 3 lát, đầu hành 100g. Sắc uống, hay hãm với nước sôi để uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 – 4 quả, rượu 800ml.

Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.

Bài thuốc 69: Đau bụng, đầy bụng, ỉa phân loãng

Chuẩn bị: Gừng sấy khô, tán nhỏ, dùng nước cơm chiêu thuốc. Uống mỗi ngày 2-4 gam.

Hoặc là: Dùng gừng nướng, bỏ vỏ, thái lát, nhai với vài búp ổi hoặc búp chè.

Bài thuốc 70: Phòng ngừa và trị sâu răng

Chuẩn bị: Mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Bài thuốc 71: Trị viêm phế quản

Chuẩn bị: Đậu phụ 250g, đường đen 60g, gừng tươi 60g. Sắc uống.

Mỗi tối trước khi ngủ, dùng canh ăn đậu phụ, dùng liền 1 tuần.

Bài thuốc 72: Phù thũng do viêm thận

Chuẩn bị: Gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè uống nước 200g, đường phèn 250.

Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1,5 lít nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi, đổ nước thuốc vào đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào. Chia ăn 3 lần trong ngày, ăn cả cái và nước.

Bài thuốc 73: Phòng trúng gió độc

Chuẩn bị: Trước khi ra ngoài nên uống một hớp rượu tốt (hoặc rượu ngâm thuốc) hoặc dùng gừng một miếng, nhai ngậm nuốt dần.

Bài thuốc 74: Trị niêm mạc hầu họng

Chuẩn bị: Gừng tươi cắt lát, nhai nuốt trong miệng, làm cho các bọng nước nhỏ trên niêm mạc hầu họng dần dần biến mất.

Bài thuốc 75: Chữa nôn ọe

Chuẩn bị: Nước gừng sống 10ml, sữa bò 20ml. Đun nóng uống.

Bài thuốc 76: Say rượu bia

Chuẩn bị: Dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.

Bài thuốc 77: Người không ra được mô hôi, rét trong, nóng ngoài

Chuẩn bị: Gừng sống 1 củ, hành tăm cả rễ 7 nhánh, hạt đào cả vỏ giã nát 7 hạt, chè tươi 1 nắm. Sắc uống ấm (đổ hai bát nước lấy 2/3 bát thuốc).

Hoặc là:

Chuẩn bị: Gừng sống 1 củ, hành cả rễ 3 củ, đậu sị 1 thìa. Cả 3 thứ giã nhỏ, gói vào vải mỏng buộc vào rốn cho ra mồ hôi là khỏi.

Bài thuốc 78: Di tinh, liệt dương

Chuẩn bị: Gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng táo tàu và nước, ninh nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn cả cái và nước. 10 ngày 1 đợt.

Bài thuốc 79: Cảm nắng, hôn mê

Chuẩn bị: Gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ một lượng vừa phải. Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.

Bài thuốc 80: Trị ho gà

Chuẩn bị: Bột xuyên bối mẫu 15g, mật ong 300ml, nước gừng tươi 1 chung rượu. Tất cả trộn đều trong ấm, đem chưng cách thủy 1 giờ, lấy ra sử dụng dần. Khi uống kèm với nước ấm, ngày 3 lần, trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần dùng 1 muỗng canh.

Bài thuốc 81: Nhức đầu, lạnh bụng, nôn oẹ có đờm

Chuẩn bị: Gừng khô, chích cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu thấy đỡ uống bớt đi.

Bài thuốc 82: Bồi bổ cơ thể

Món thịt bò xào gừng vừa bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, lại có thể đuổi phong hàn tà, dưỡng sinh phòng bệnh.

Chuẩn bị: Thịt bò sau khi đã xào chín, cho gừng đã băm nhỏ, nên để gừng cả vỏ, cho vào đảo đều rồi tắt bếp. (Thịt bò có thể dưỡng âm, bổ huyết; gừng có công dụng khu phong tán hàn).

Bài thuốc 83: Trúng cảm, nấc cụt

Nếu ngâm mình lâu trong nước trúng cảm, tay chân quyết lạnh, nấc cụt.

Chuẩn bị: Gừng sống 1 nhánh, vỏ quýt 1 nhúm, tai quả hồng 3 – 5 cái. Sắc với nước uống nóng.

Bài thuốc 84: Trị lỵ do lạnh, đại tiện kèm mủ

Chuẩn bị: Gừng khô 3g, lá ngải cứu 3g, hạt cải 3g, sắc uống ấm, ngày uống 3 lần. (Dùng trị lỵ do lạnh, đại tiện kèm mủ, lâu ngày chưa khỏi).

Bài thuốc 85: Đau nửa đầu

Đau nửa đầu (thiên đầu thống)

Chuẩn bị: Gừng tươi 60g luộc chín giã nát, đắp huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân.

Chú ý: Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.

Hoặc là: Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

Bài thuốc 86: Viêm khí phế quản

Dùng rất tốt cho trẻ em viêm khí phế quản do cảm lạnh, nôn ói đau bụng.

Chuẩn bị: Gừng tươi 30g, gạo tẻ 150g.

Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, gừng thái lát cho vào, khi cháo chín, thêm đường trắng liều lượng thích hợp, khuấy đều, cho ăn nóng.

Bài thuốc 87: Đau dạ dày do lạnh

Chuẩn bị: Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống. Dùng liền 3 ngày.

Bài thuốc 88: Vết thâm nám, làm da mặt hồng hào

Trị sắc mặt nhợt nhạt: Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.

Bài thuốc 89: Đau bụng bất ngờ

Chuẩn bị: Gừng sống 7 lát (1 nhánh vừa), muối sao vàng 5g, nước 1 bát. Sắc uống khi còn ấm.

Bài thuốc 90: Trị nôn ói

Chuẩn bị: Gừng tươi 9g, tro bếp 30g, nước vừa đủ. Sắc uống.

Bài thuốc 91: Trị viêm đau khớp vai

Chuẩn bị: Gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ, cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.

Bài thuốc 92: Dùng tốt cho người viêm khí phế quản do cảm lạnh

Chuẩn bị: Gừng tươi 30g, mạch nha 30g. Nấu lấy nước uống.

Bài thuốc 93: Cho người ty vị hư nhược, lại bị mưa lạnh gây nôn, trẻ nhỏ nôn ói tiêu chảy

Chuẩn bị: Gừng tươi 10g, rửa sạch, đập giập, đường nha (di đường) 30g.

Các vị cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi pha hãm trong 10 phút, uống nóng.

Bài thuốc 94: Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, kèm các chứng suy nhược, gầy ốm, ăn ít

Chuẩn bị: Bao tử heo 1 cái rửa sạch, nhét vào 250g gừng tươi băm nhuyễn, nước vừa đủ, hầm chín với lửa nhỏ, dùng canh ăn thịt, ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày.

Bài thuốc 95: Chữa mất tiếng. hoặc khàn tiếng

Chuẩn bị: Giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 96: Trị chứng gàu

Chuẩn bị: Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

Bài thuốc 97: Tiêu chảy liên tục do bị lạnh

Chuẩn bị: Gừng tươi 1 củ rửa sạch vỏ, đập giập, búp ổi 1 nắm to. Nếu có búp ổi tàu (loại ổi cảnh có bán ở chợ cây cảnh, lá nhỏ bằng đầu đũa, quả bằng ngón tay thì càng tốt). Đun với 3 bát nước lấy một bát uống ngay, uống liên tục nhiều lần trong ngày sẽ ngừng.

Bài thuốc 98: Trị tay chân tê rần

Chuẩn bị: Gừng tươi 60g, hành già 120g, giấm 120g, nấu nước xông, rửa tại chỗ.

Hoặc là: Gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Sắc nước, xông tay chân đau tê.

Bài thuốc 99: Đau bắp chân, bàn chân, chân sưng, nặng nề

Chuẩn bị: Gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 100: Trị cảm mạo phong hàn, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi

Chuẩn bị: Dùng 1 củ gừng tươi (10g), thái lát, sắc lấy nước uống.

Hoặc là: Tía tô, kinh giới, bạc hà mỗi vị 12g; bạch chỉ, địa liền, trần bì mỗi vị 8g; gừng tươi 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền vài thang tới hết các triệu chứng.

Mặt khác: Có thể lấy 1 củ gừng tươi, giã nát, xào nóng, gói vào miếng vải gạc, đôi khi cùng với tóc rối và rượu rồi chà xát lên người, trước tiên vùng trán, thái dương, sau gáy, sống lưng, ngực, lòng bàn tay, bàn chân… Cơ thể sẽ dần dần ấm trở lại và giảm đau nhanh.

Bài thuốc 101: Đau lưng, đau vai

Chuẩn bị: Nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

Bài thuốc 102: Lỵ ra máu

Chuẩn bị: Gừng tươi đập dập 1 nhánh, cành lá phèn đen 1 nắm, tô mộc (gỗ vang) chẻ nhỏ 1 nắm. Sắc uống ấm.

Hoặc là: Gừng tươi 1 nhánh, rễ cỏ tranh 1 nắm, phèn đen 1 nắm, cỏ seo gà 1 nắm, mơ lông (mơ trắng, mơ hôi) 1 nắm. Tất cả sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống ấm.

Bài thuốc 103: Phòng trị kinh nguyệt không đều

Chuẩn bị: Đại táo 30g, đường đen 30g, gừng khô 30g, sắc nước uống ấm, ngày 2 lần.

Bài thuốc 104: Say tàu xe

Chuẩn bị: Gừng tươi thái mỏng đặt vào khẩu trang đeo. Hoặc cầm tay hít hơi gừng.

Hoặc là: Nhai một củ gừng nhỏ với muối trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút sẽ tránh được chuyện say tàu xe.

Bài thuốc 105: Nôn mửa

Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu.

Chuẩn bị: Gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt đan điền (dưới rốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).

Bài thuốc 106: Trị nôn mửa khi thai nghén

Chuẩn bị: Gừng tươi 10g, vỏ bưởi 20g, nước 1 chén, sắc còn nửa chén.

Bài thuốc 107: Tốt cho phụ nữ sau đẻ

Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ngưng trệ dẫn đến đau bụng, chân tay lạnh, mặt nặng. Hoặc cũng do lạnh dẫn đến đau bụng dữ dội, đau lan ra lưng, sườn, ngực.

Chuẩn bị: Ngải diệp, quế chi mỗi vị 12g; sinh khương 8g. Sắc uống.

Bài thuốc 108: Trị giun kim

Trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.

Bài thuốc 109: Đau bụng (miệng nôn trôn tháo)

Chuẩn bị: Gạo nếp 1 vốc, gừng sống 1 nhánh, cũng giã nát, hòa đều với nước, bỏ bã uống nước.

Hoặc là: Gừng sống 1 nhánh nhỏ, lá tre 20 lá (loại bánh tẻ không già quá), cát căn 10g (nếu xa hiệu thuốc thì lấy bột sắn dây hoặc 1 khúc sắn dây). Cơm gạo tẻ sao vàng (một chút bằng quả quýt). Tất cả cùng đem sắc uống (3 phần nước lấy 1 phần thuốc).

Bài thuốc 110: Trị mồ hôi chân

Chuẩn bị: Gừng tươi 15g, phèn trắng 15g, nấu nước rửa chân. Dùng liên tục vài ngày.

Bài thuốc 111: Đái tháo đường

Chuẩn bị: Gừng khô 50g, mật cá diếc 3 cái.

Gừng sao tán nhỏ, cho mật cá vào trộn vê thành viên to như hạt đỗ. Ngày uống 1 lần 5-6 viên, uống với nước cơm.

Bài thuốc 112: Cảm phong hàn

Nước gừng có tác dụng khu phong tán hàn, nên dùng với người đang cảm phong hàn, sốt nhẹ, sợ gió, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau mỏi thân mình…

Chuẩn bị: Cho khoảng 15g gừng cắt lát, đun với nước đường (hoặc 3 quả táo đỏ cắt lát), đun với lửa to, sôi chừng 2-3 phút thì tắt bếp, cho ra cốc, dùng ngay khi ấm nóng.

Bài thuốc 113: Trị đau nhức xương khớp, mất ngủ

Chuẩn bị: Sinh khương 100g, lá lốt 100g, muối hột 200g nấu cùng với 5 lít nước sôi. Pha vừa đủ ấm, ngâm chân 30 phút trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 114: Trị ung nhọt

Chuẩn bị: Gừng tươi 4 lát nấu nước, dùng nước gừng xào với đại hoàng 4 lát. Khi đại hoàng mềm, lấy đắp tại chỗ.

Bài thuốc 115: Trị phù thũng, tiểu tiện bí, dắt

Chuẩn bị: Tang bạch bì, trần bì, phục linh, đại phúc bì, đồng lượng 12g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc 116: Trị hôi chân

Cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

Bài thuốc 117: Đau bụng toát mồ hôi, muốn thổ tả nhưng không được

Chuẩn bị: Gừng sống sao vàng 7 miếng, muối trắng khoảng 50g, nước đái trẻ em (đồng tiện) bỏ phần đầu và phần cuối lấy 2 bát sắc còn một nửa, uống lúc ấm.

Hoặc là: Gừng sống 1 lạng, rễ lau (lô căn) 1 lạng, vỏ quýt (trần bì) 20g, nước 1 bát, sắc còn một nửa, chia đôi uống.

Chú ý:

- Khi sử dụng gừng, cần lưu ý do tính có nóng, vị đắng, cay nên các bệnh thuộc chứng âm hư nội nhiệt, mắt đỏ họng lở loét, ho hen do sởi nhiệt, thai sản bị đầy trướng đều không nên dùng gừng.

- Ăn gừng lâu sẽ tích nhiệt, làm tổn âm hại mắt, gây biểu hư (da kém) dễ đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm. Dùng gừng tươi giã nhỏ đắp ngoài da nhất thiết phải bôi thêm mỡ lợn hoặc kem dưỡng ẩm lên chỗ da rồi mới đắp để tránh tổn thương do nóng bỏng.

- Gừng là loại gia vị tính tân ôn. Do đó không hợp dùng lượng nhiều, dùng dài ngày vì có thể làm tổn thương phế khí.

- Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.

- Gừng hư thối có thể tạo ra độc tố vì vậy không nên dùng.

- Gừng tốt nhất chỉ nên dùng vào ban ngày, lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.

- Lượng gừng tươi nên dùng mỗi ngày được khuyến cáo là ít hơn 5gr, các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tiểu đường.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer