Bấm huyệt Kiên Tỉnh trị nhiều bệnh ở lưng và cổ vai gáy

Huyệt Kiên Tỉnh là huyệt nằm trên vai. Theo y học cổ truyền, bấm huyệt kiên tỉnh có thể làm giảm các cơn đau cổ vai gáy, ngăn ngừa đau đầu, chóng mặt… Để hiểu rõ về tác dụng của huyệt kiên tỉnh với sức khỏe, bạn cần biết vị trí, cách bấm huyệt kiên tỉnh hiệu quả.
09/09/2022 11:39

Huyệt kiên tỉnh là gì? Vị trí của huyệt 

- Tên gọi khác: Huyệt bác tỉnh.

- Đường kinh vị: Huyệt thứ 21 của kinh Đởm.

- Giải thích tên gọi: Sở dĩ có tên như vậy vì huyệt này nằm ở vị trí lõm ở trên vai (tỉnh là giếng, kiên là trên vai). 

huyet-kien-tinh-1

(Ảnh minh họa)

Kiên Tỉnh là huyệt vị thứ 21 của kinh Đởm. Vị trí của huyệt này nằm tại giao điểm của 3 đường, đó là đường ngang nối huyệt đại chùy, đường ngang qua đầu ngực và điểm cao nhất của xương đòn. Khi ấn vào huyệt này, bạn sẽ có cảm giác ê tức. 

Tác dụng của huyệt Kiên Tỉnh với sức khỏe con người

Theo y học cổ truyền, huyệt đạo nằm ở phần lõm trên vai nói trên có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng mà huyệt Kiên Tỉnh có thể đem đến cho sức khỏe con người:

- Giảm đau đầu vùng chẩm, giảm tình trạng co cứng cơ, đau cơ, cứng khớp ở vùng cổ hoặc bả vai.

- Cải thiện các vấn đề ở vùng đầu và cổ như: Nhồi máu não, vùng cổ sưng hạch, bướu cổ, vùng đầu cổ có khối u.

- Giúp phụ nữ mang thai sinh đẻ dễ dàng hơn, nhất là những trường hợp sinh khó hoặc rau thai bị sót lại trong cơ thể.

- Giảm tình trạng thiếu sữa, tắc sữa ở phụ nữ mới sinh.

- Chữa chứng bại liệt do trúng phong.

- Giảm tình trạng rong kinh cơ năng ở phụ nữ.

Cách bấm huyệt hiệu quả

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, việc bấm huyệt có thể giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe nhanh chóng. Ngược lại, bấm huyệt sai cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Huyệt bác tỉnh có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe, do vậy, hiểu rõ cách bấm huyệt này sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh mà không cần phải dùng thuốc.

Để bấm huyệt bác tỉnh đúng cách, bạn có thể thực hiện những bước dưới đây:

- Bước 1 – Xác định chính xác vị trí của huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day nhẹ lên khu vực có huyệt kiên tỉnh khoảng 5 – 7 lần sau đó dùng ngón trỏ ấn vào huyệt với lực từ nhẹ đến mạnh. Nếu bạn cảm thấy cảm giác đau tức lan khắp bả vai hoặc khu vực xung quanh thì chứng tỏ bạn đã ấn đúng huyệt.

- Bước 2- Day ấn đúng lực đạo: Thời gian bấm huyệt nên kéo dài từ 3 – 5 phút. Nên kiên trì bấm huyệt hàng ngày cho đến khi những cơn đau đầu, đau cổ và các triệu chứng của bệnh khác thuyên giảm.

Để đạt được hiệu quả, khi bấm huyệt người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh gây nguy hại cho sức khỏe:

- Không bấm huyệt khi vừa uống rượu bia, khi đang bị sốt hoặc khi mắc các bệnh có khả năng lây nhiễm.

- Người bị giãn tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi bấm huyệt.

- Bấm huyệt kiên tỉnh điều trị bệnh không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai. Những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp cũng nên cẩn trọng khi bấm huyệt.

- Bạn có thể tự bấm huyệt kiên tỉnh tại nhà, tuy nhiên để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất, bạn nên đến những phòng khám Đông y hoặc bệnh viện y học cổ truyền để được các bác sĩ có tay nghề bấm huyệt. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để họ xác định bạn có đủ sức khỏe để bấm huyệt hay không.

Huyệt kiên tỉnh có vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Hiểu rõ về cách bấm huyệt này sẽ giúp bạn có thêm một lựa chọn về phương pháp điều trị những căn bệnh mà mình đang mắc phải. 

Theo Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer