Bạn cần làm gì để khi bị nứt cổ gà (nứt núm ti)?

Rất nhiều bà mẹ trong thời gian cho con bú mắc phải hiện tượng nứt cổ gà. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bị nứt cổ gà sẽ gây ra tình trạng đau rát, gây cản trở trong quá trình nuôi con.
30/11/2020 14:48

"Bị nứt cổ gà có nên tiếp tục cho bé bú mẹ trực tiếp không?" (Hồng Anh, Thái Bình)

Nứt cổ gà là bệnh mà nhiều chị em phụ nữ nuôi con mắc phải, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là việc cho con bú sai cách. Thông thường, theo các chuyên gia, khi cho bé bú, các bà mẹ nên lựa chọn tư thế sao cho cả mẹ và bé cảm thấy thỏa mái nhất, cho bé ngậm cả quầng ti, quầng ti ở phía trên miệng bé ngậm nhiều hơn quầng ti ở phía dưới.

nut co ga

Hình minh họa.

Nếu bé chỉ ngậm núm ti, trong quá trình bú, tác động của việc giằng kéo của bé thường xuyên xảy ra sẽ làm tổn thương núm ti, gây nên căn bệnh nứt cổ gà mà chúng ta hay nhắc đến.

Biểu hiện của bệnh này những vết nứt tại đầu ti, ban đầu có thể là các vết nứt nhỏ nhưng nếu không vệ sinh đúng cách và điều trị, khi bé ti, các vết nứt sẽ lớn dần và lan rộng gây mất vệ sinh. Thậm chí, việc viêm nhiễm, mưng mủ có thể xảy ra khiến cuộc sống của mẹ gặp phiền toái, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bị cản trở.

Bạn nên làm gì khi bị nứt cổ gà? Trước tiên, việc vệ sinh sạch sẽ là bước cần thiết để giảm sự đau đớn của bệnh này. Khi đã bị bệnh, mẹ nên rửa sạch đầu ti bằng dung dịch nước muối loãng, sau đó lau khô và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian bị bệnh, mẹ nên tạm dừng cho con bú trực tiếp, thay vào đó có thể vắt sữa cho vào bình để bé uống để tránh việc nứt cổ gà trở nên nặng hơn. Sau khi khỏi bệnh, các mẹ có thể cho bé bú lại bình thường và lưu ý cho bé ngậm ti đúng cách.

Ngoài các loại thuốc bôi do bác sĩ kê, một số mẹo dân gian có thể chữa nứt cổ gà mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà. Theo đó, bí ngô, rượu hạt gấc, rau ngót, tía tô... có thể giúp bạn giảm được tình trạng này.

Bí ngô: Sử dụng cuống bí ngô sửa sạch rồi mang nướng đốt thành than sau đó mang tán nhỏ và rắc vào núm ty nơi bị nứt cổ gà .

Tía tô: Dùng khoảng 20 lá tía tô rửa sạch, đốt cháy thành than, rắc lên vết thương được rửa sạch bằng nước muối loãng.

Rau ngót: Rau ngót rửa sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt lên chỗ nứt.

Rượu hạt gấc: Khi bị nứt cổ gà các mẹ chỉ cần bôi rượu hạt gấc này trong vài ba ngày là có thể chữa khỏi bệnh. Cách làm, lấy hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn sau đó ngâm với rượu trắng.

Mật ong: Trong mật ong có tính kháng sinh tự nhiên sẽ giúp bạn làm mềm và làm lành vết thương.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng chính sữa của mình bôi lên vết nứt vì trong sữa mẹ chưa vitamin E có thể làm dịu các vết nứt.

Để tránh bị nứt cổ gà, các mẹ nên cho con bú đúng cách, chăm sóc và vệ sinh núm ti sạch sẽ, mặc áo ngực đúng kích cỡ, chất liệu mềm, thoáng giúp giảm tình trạng cọ xát giữa áo và đầu ti, làm giảm đau cho mẹ và tạo điều kiện cho đầu ti tiếp xúc với không khí. Tuyệt đối không lạm dụng các loại kem bôi không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể khiến bé bị ngộ độc sau khi bú mẹ.

Bạch Dương (tổng hợp)

 

 

 

comment Bình luận

largeer