Bạn nên nhận biết những dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim để có thể tự cứu sống chính mình

Mọi người đều biết được mối nguy cơ khi bị nhồi máu cơ tim mà không được cấp cứu kịp thời, thì rất có thể người bệnh sẽ tử vong chỉ sau vài giờ. Thế nhưng, trên thực tế bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được nhồi máu cơ tim thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm.
18/09/2020 09:56

Nhồi máu cơ tim hay  còn được gọi là bệnh mạch vành cấp là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được cấp cứu khẩn cấp vì thời gian sống sót của người bệnh chỉ được tính trên từng giây. Bệnh nhân khi bị nhồi máu cơ tim là khi mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn một cách đột ngột do mảng xơ vữa trong một hoặc là nhiều nhánh mạch vành bị nứt vỡ tạo thành huyết khối gây bít tắc dòng máu lưu thông qua động mạch vành đến nuôi tim.

Tất cả những người may mắn sống sót sau nhồi máu cơ tim dù nặng hay nhẹ cũng khó tránh khỏi di chứng nặng nề như suy tim, rối loạn nhịp. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim được cảnh báo sớm từ trước đó vài tháng, vài tuần hay vài ngày, thậm chí là vài giờ cũng giúp họ có thêm cơ hội vàng để sống sót.

Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

download

Nghiên cứu của tiến sĩ Jean McSweeney (Đại học Khoa học Y khoa Arkansas – Hoa Kỳ) cùng với cộng sự cho thấy trên 95% người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim nhận thấy những triệu chứng bất thường trong nhiều tuần hoặc thậm chí là cả tháng trước khi cơn đau tim xuất hiện. 10 triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:

1. Mệt mỏi bất thường

Nghiên cứu cho thấy 100% người bệnh nhận thấy dấu hiệu của nhồi máu cơ tim này từ rất sớm. Họ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở và kiệt sức ngay khi thức dậy hay làm những việc quen thuộc hàng ngày mà trước đây vẫn thực hiện bình thường. Bạn cần lưu ý ai cũng có lúc bị mệt mỏi nhưng dấu hiệu mệt mỏi cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim đến gần là “mệt mỏi bất thường” mà không có nguyên do.

Bạn sẽ có nguy cơ gặp cơn nhồi máu cơ tim rất cao nếu mắc một trong những bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, tiền sử mỡ máu cao hoặc phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh. Vì vậy, nếu thuộc nhóm đối tượng này thì bạn phải hết sức thận trọng với những dấu hiệu mệt mỏi kể trên.

2. Cảm thấy lo lắng vô cớ

Cảm giác lo lắng mà không có nguyên nhân nào cụ thể là dấu hiệu gặp phải ở 100% người bệnh nhồi máu cơ tim. Càng gần đến ngày trước khi biến cố xảy ra thì tình trạng lo âu, hồi hộp càng tăng lên, kèm theo khó thở khiến người bệnh trở nên sợ hãi.

3. Khó thở, thở hụt hơi

dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-2-e1594361467513

Có đến 86% người bệnh nhận thấy triệu chứng này từ nhẹ đến nặng. Càng đến gần cơn nhồi máu tim, người bệnh càng thấy khó thở. Một số người sống sót kể rằng lúc đó họ khó thở đến mức chỉ há mồm ra thở như con cá bị chết đuối trên cạn vậy.

4. Đau, tê hoặc khó chịu ở cánh tay

Người bệnh nhồi máu cơ tim nhận thấy dấu hiệu cảnh báo này với tỷ lệ là 86%, thường là do cơn đau lan từ ngực lên trên cổ, hàm rồi sang cánh tay. Nhiều người bệnh chỉ đau hoặc khó chịu ngực nhẹ song dấu hiệu đau tay lại rõ ràng hơn. Cơn đau có thể kéo dài vài phút, rồi đau lại.

5. Buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng

Dấu hiệu này xuất hiện ở 71% người bệnh và gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Ở những người nhồi máu cơ tim thầm lặng, không có đau ngực thì các triệu chứng này thường bộc lộ rõ hơn, khiến cho người bệnh tưởng mình đang bị rối loạn tiêu hóa hay các bệnh về dạ dày. Nguyên nhân là vì cả hai cùng chung triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn. Điều này lý giải vì sao những người nhồi máu cơ tim thể im lặng thường đến viện trễ. 

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh mạch vành hay thiếu máu cơ tim cục bộ thì cần phải cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo này. Đặc biệt là khi bị ợ nóng trầm trọng, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn hoặc nóng rát vùng ngực.

6. Cơn đau thắt ngực hoặc khó chịu ở ngực trái

Nhiều người thường nghĩ cơn nhồi máu cơ tim phải đi kèm với cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ xảy ra ở 57% người bệnh với triệu chứng đau ngực đi kèm với khó thở, đặc biệt là khi hít thở sâu. 

Trong khi đó, rất nhiều phụ nữ chia sẻ họ không cảm thấy đau ngực khi có cơn nhồi máu cơ tim mà chỉ cảm thấy khó chịu ở vùng ngực, nghẹt thở, cảm giác ngực bị đè ép, nặng ngực, tê, hoặc bỏng rát… Kết quả nghiên cứu cho thấy 43% phụ nữ cảm thấy khó chịu ở ngực nhiều ngày trước khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim.

7. Đau hàm

Có đến 43% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có cơn đau ngực và lan lên phía trên hàm. Đau hàm có liên quan đến các vấn đề như cơ bắp, cảm lạnh hoặc xoang. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau hoặc khó chịu ở ngực lan ra cổ họng hoặc hàm xuất hiện trên nền bệnh tim mạch có sẵn thì đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. 

8. Đau lưng hay xương bả vai

Tương tự đau hàm, đây cũng là kết quả của cơn đau ngực lan ra lưng hay xương bả vai với tỷ lệ gặp phải triệu chứng này rơi vào khoảng 43%.

9. Chóng mặt, đau đầu

Mặc dù không đặc trưng nhưng dấu hiệu này xảy ra ở 43% người bệnh, chủ yếu là nữ giới. Người bệnh có thể đột ngột bị mất thăng bằng hoặc cảm thấy choáng váng trong giây lát kèm với hiện tượng thay đổi nhận thức, đổ mồ hôi trước cơn nhồi máu cơ tim. Nếu dấu hiệu này xảy ra kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực hoặc khó thở thì đây có thể là dự báo sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

10. Rối loạn giấc ngủ

Tỷ lệ bệnh nhân bị khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cả trước và sau khi biến cố xảy ra nằm trong khoảng 29%. 

Phụ nữ thường không nhận thấy các cơn đau thắt ngực nhưng dễ gặp các triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim khác như khó chịu ở ngực, khó thở, mệt mỏi bất thường, ợ nóng, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ… Những biểu hiện này có thể âm thầm đẩy người bệnh vào cơn nguy kịch khi không chỉ gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh mà còn khiến họ chủ quan tưởng mình đang mắc bệnh không nghiêm trọng khác. 

Bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của cơn nhồi máu cơ tim để đến bệnh viện khám bệnh càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần xử trí đúng cách hơn khi cơn đau xảy đến đồng thời báo cho người thân biết để họ chuẩn bị những cách cứu bạn khỏi cơn nguy kịch.

Việc nhận biết những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh được những cơn nhồi máu cơ tim xảy ra và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

comment Bình luận

largeer