Bao lâu thì ngạt khí trong xe đóng kín?

Không gian trong xe bị đóng kín hoàn toàn, lượng CO2 giảm dần sẽ khiến người ngủ trên xe ngủ say thậm chí dẫn đến tử vong.
07/08/2019 10:44

2-3 tiếng là thời gian đủ để ngạt khí trong ô tô kín gió

Tháng 9/2018, người dân Hải Phòng bàng hoàng nhận được tin vị giám đốc trẻ tử vong trong ô tô đỗ trước nhà vì ngủ quên trong ô tô.

Trước đó ở Bình Định, một lái xe đường dài đã bất tỉnh trong xe ôtô khi đang ngủ trên do bị ngạt khí.

Mới đây nhất, vào ngày 6/8, một bé trai 6 tuổi bị tử vong trên xe đưa đón của trường Gateway do nghi bị ngạt khí.

Và nhiều trường hợp thương tâm khác xảy ra khi lái xe nghĩ rằng không gian trong ô tô có thể là một nơi để ngủ.

1

Liệu một người khỏe mạnh có thể ở trong một chiếc ô tô đóng kín trong bao lâu?

Trên nhiều diễn đàn, mọi người đặt ra câu hỏi, ở trong điều kiện ô tô đóng kín, một người khỏe mạnh sẽ trụ vững được bao lâu khi khả năng ngộ độc khí CO ở mức báo động.

Theo anh T. một kỹ thuật viên cho hay, với các loại xe đời cũ không có chế độ tự động chỉ làm mát trong xe, chứ không điều hòa không khí trong - ngoài nên dẫn tới thiếu ô xy, người trong xe bị ngạt.

Xe đời mới điều hòa tự lấy gió ngoài để cân bằng không khí, nhưng khi nổ máy đóng kín cửa điều hòa hút khí trực tiếp quanh xe toàn khí CO từ ống xả ra thì càng mất ôxy, khiến cơ thể không thể hô hấp, và tử vong trong vòng 10 tiếng.

Được biết, tốc độ hít thở khi lái xe là 11l/phút theo căn cứ nghiên cứu của các chuyên gia Canada. Nếu khi hít vào khí có nồng độ oxy là 21% thì sau khi thở ra nồng độ oxy chỉ còn 13%. Sau hơn 5 tiếng, nồng độ Oxy giảm từ 21% xuống 13% và CO2 tăng từ 0,5% lên 5%. Khi lượng CO2 vượt quá ngưỡng 15% thì chắc chắn mọi chuyện sẽ tồi tệ đi rất nhiều.

Nếu bất đắc dĩ cần phải ở trong xe ô tô cần phải lưu ý những điều sau:

- Chọn nơi thoáng đãng không khí lưu thông tốt. Nếu thời tiết nóng bức, lái xe cần chọn vị trí râm mát, dưới gốc cây.

- Tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp bởi người ngồi trong xe có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.

- Mở hé cửa kính để đảm bảo không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, đủ oxy cho người ngủ trong xe.

- Trường hợp bật điều hòa và đóng kín cửa xe, lái xe cần chọn chế độ lấy gió ngoài, bổ sung oxy (C02) cho khoang cabin.

- Đặt báo phút sau 20-30 phút để khiến bạn tỉnh dậy kiểm soát tình huống trong xe ô tô được an toàn.

- Tuyệt đối không bỏ mặc, bỏ quên trẻ nhỏ trên xe bởi thân nhiệt của trẻ em có thể tăng nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Tình trạng sốc nhiệt sẽ khiến trẻ tử vong nhanh hơn người lớn gấp nhiều lần.

tre-em

Tuyệt đối không nên để trẻ em quá nhỏ tuổi ở trong xe ô tô đóng kín.

Nếu buộc phải để trẻ trong xe cần mở hé cửa kính, cho trẻ xuống ghế sau và chốt cửa không cho mở từ bên trong. Tuyệt đối không nổ máy.

Cách sơ cứu người bị ngạt khí trong ô tô

Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn, do đó cơ thể người bị ngạt không được “cảnh báo” để thoát nạn. Bạn chỉ có thể nhận biết được qua dấu hiệu sau: ngực, hồi hộp, môi và đầu ngón tay – chân tím, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, mất định hướng, co giật, tiểu – đại tiện không tự chủ và dẫn tới hôn mê.

Khi có người khó thở, ngất, thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau, tím môi và đầu ngón tay, ngón chân, thì hãy nhanh chóng mở hết các cửa để không khí tràn vào, đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng, đồng thời gọi 115 để bác sĩ sớm trợ giúp bằng hô hấp nhân tạo và đưa tới bệnh viện cấp cứu để hạn chế di chứng.

comment Bình luận

largeer