Bảo vệ và chăm sóc cho đối tượng yếu thế trước bệnh dịch COVID-19

Các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, người khuyết tật,... là những người rất cần được bảo vệ trong thời điểm dịch COVID-19 lan rộng. Để nhận biết các dấu hiệu cũng như cách bảo vệ những đối tượng yếu thế này, hãy cùng nghe chia sẻ của chuyên gia dưới đây.
04/09/2021 21:37

Tại Hội thảo tập huấn chăm sóc F0 tại nhà và phòng chống COVID-19 tại cộng đồng do Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng Đồng Việt Nam phối hợp với Hội Quân dân Y Việt Nam và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức, TS.BS. Hoàng Thị Bạch Dương - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chăm sóc giảm nhẹ Chân trời mới, Giám đốc Trung tâm Giáo dục chăm sóc Sức khoẻ cộng đồng Hà Nội chia sẻ các cách "Bảo vệ và chăm sóc cho đối tượng yếu thế trước bệnh dịch COVID-19".

Bệnh COVID-19

Xảy ra sau tương tác với cơ thể: Khi người nhiễm COVID-19 có thể có hoặc không có các triệu chứng, thường thì chúng ta nhìn thấy xuất hiện các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi và các triệu chứng khác như là mất vị giác, khứu giác hay là đau mỏi người. Người nhiễm COVID-19 có thể diễn biến nặng và dẫn đến tử vong

Các đối tượng yếu thế là ai?

Đó là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người khuyết tật, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, người mắc bệnh tâm thần. Đó là những người không có khả năng hoặc giảm khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như là vệ sinh cá nhân, đi lại, ăn uống và cần có sự trợ giúp từ người hỗ trợ hoặc công cụ,

chamsocnguoicaotuoi

Người yếu thế có thể có nguy cơ mắc COVID cao hơn vì?

Rào cản trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản; Khó khăn trong việc thực hiện động tác xã hội trong thực tế vì nhu cầu hỗ trợ bổ sung; Sự cần thiết phải chạm vào mọi thứ để có được thông tin từ môi trường hoặc để được hỗ trợ; Rào cản tiếp nhận thông tin y tế công cộng; Sức đề kháng giảm hoặc suy giảm miễn dịch do bệnh nền.

Phòng COVID-19 như thế nào?

Con đường lây nhiễm như: qua tiếp xúc, qua giọt bắn; qua aerosol (một số tình huống). Cách phòng ngừa: rửa tay, tắm gội; hạn chế sờ tay lên mặt; mang khẩu trang đúng cách; hạn chế không gian kín.

Người cao tuổi thường mắc bệnh nền và dung tích hô hấp có thể giảm hơn vì thế cho nên họ thường có thói quen khạc nhổ. Vì vậy những người chăm sóc phải tạo ra một môi trường như là để ống nhổ bên cạnh người bệnh để họ không khạc nhổ bừa bãi rồi xử lý đúng quy trình.

Đối với người khuyết tật, người cao tuổi hay trẻ em: Chúng ta không thể nào giữ được khoảng cách 2m bởi vì họ không thể tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Vì thế, nên người hỗ trợ phải đứng rất gần và khoảng cách được khuyến cáo là cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu là 1m.

Ngoài việc 5k cần phải giữ là đeo khẩu trang, kháng khuẩn, không tụ tập đông người, khai báo y tế và giữ khoảng cách. Khi chăm sóc những đối tượng yếu thế thì chúng ta cần phải lưu ý, cẩn thận vệ sinh những dụng cụ dùng chung bằng những dung dịch sát khuẩn như gậy, xe lăn, điện thoại, chuột, bàn phím.

Khuyến khích 

Những người yếu thế duy trì sức khỏe tốt bằng cách ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, thức dậy và đi ngủ đúng giờ, tăng cường các tương tác xã hội qua các thiết bị như giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, qua điện thoại hoặc video call. Nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ nếu gặp khó khăn trong việc sử dụng thiết bị thông minh, sống lạc quan vui vẻ, điều đó làm cho tinh thần tốt lên.

Hạn chế xem tin tức về COVID-19 để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về bệnh. Nên sử dụng các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga hoặc theo điều kiện về sức khỏe để có những bài tập hợp lý. Nhớ là phải tập thể dục một cách hăng hái bằng cách đi bộ trong nhà, đứng ngồi lên ghế hoặc ngồi trên xe lăn cũng có thể tập luyện được bằng cách vung tay, chân, xoa bóp chân để giúp cho lưu thông tốt hơn. Đồng thời với việc tập thể dục đó cũng giúp cho người cao tuổi hay người khuyết tật hay các đối tượng bị bệnh lý có một tinh thần sảng khoái hơn.

Cũng có thể tập bằng các nhóm tập online để có tương tác với người khác thông qua công nghệ, song song với tất cả những việc đó thì cần phải lưu ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng đầy đủ, nạp đủ lượng đạm cần thiết, trò chuyện hàng ngày và nhai kỹ.

Cung cấp đủ năng lượng thông qua các bữa ăn hàng ngày: Đối với người cao tuổi thường khuyến cáo ăn theo 3 bữa chính và ăn thêm các bữa phụ hay là bổ sung thực phẩm có nhiều đạm, protein trong các bữa ăn, tăng cường vitamin từ rau củ quả. Đặc biệt, người khuyết tật hay người cao tuổi có gặp khó khăn trong việc ăn tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh thì chúng ta có thể chia nhỏ bữa ăn ra và chuẩn bị bữa ăn phù hợp với điều kiện bệnh lý. Cần uống thuốc đầy đủ, lưu ý với những người bệnh nên hỏi những người đó có thuốc do bác sĩ kê đơn thì nên uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ đã kê và không được tự ý thay đổi đơn thuốc.

8 thói quen giúp cải thiện hệ miễn dịch 

Không hút thuốc, hạn chế uống rượu, ăn uống lành lạnh, tăng cường rau, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng thích hợp, ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh như rửa tay và an toàn thực phẩm, giảm căng thẳng.

Vai trò của vaccine phòng COVID-19

Vaccine có thể vận chuyển kích thích tạo ra nhiều protein vô hại mà chỉ được tìm thấy trên bề mặt của virus. Sau khi được tiêm vaccine thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện các protein này, nó sẽ tấn công và ngăn chặn virus nếu có tiếp xúc với chúng và hiệu quả thực tế. Hiện nay, chúng ta nhìn thấy ở Việt Nam đang có các loại vaccine như Astrazeneca phải tiêm 2 mũi (mũi 1 cách mũi 2 từ 8 đến 12 tuần), hiệu quả bảo vệ từ 60 - 90%; Vaccine Prizel của Mỹ, liều dùng cũng là hai liều (liều thứ nhất cách điều thứ hai từ 3 - 4 tuần) hiệu quả bảo vệ chiếm 95%; Vaccine Moderna tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần, hiệu quả và bảo vệ là 95%.

Tác dụng phụ của vaccine 

Hầu hết các vaccine khi tiêm đều an toàn, có một số phản ứng phụ của vaccine thường gặp khoảng 10% là hơi đau nơi tiêm, sốt ớn, lạnh, mệt mỏi, đau đầu, đau vai. Rất hiếm gặp (khoảng 0,001%) như rối loạn đông máu (thuyên tắc huyết khối + giảm tiểu cầu) viêm cơ tim, sốc phản vệ. Phản ứng khác nhau của vaccine trên từng cá thể và thường chỉ mất 2 - 3 ngày, vì vậy nên tiêm ngay khi được tiêm và nên tiêm đủ 2 liều.

Sự thật về vaccine COVID-19

Không thể gây bệnh COVID-19, không làm thay đổi hoặc tác động lên DNA của cơ thể, sau khi tiêm vaccine hãy tiếp tục đeo khẩu trang rửa tay thường xuyên và duy trì khoảng cách vật lý 5K để giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Lưu ý sau khi tiêm

Thông thường mất khoảng 2 - 4 tuần, sau khi tiêm liều thứ hai cơ thể mới có đầy đủ khả năng miễn dịch và vẫn có khả năng nhiễm virus, thậm chí lây truyền virus cho người khác. Vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm 5K.

Sau tiêm chủng khi nào cần đi khám?

Khó khăn trong ăn uống sinh hoạt hoặc di chuyển; tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim; đau ngực liên tục; đau bụng liên tục; khó thở, sưng phù chân; đau đầu nặng tiến triển; đau đầu không đỡ với thuốc giảm đau; đau đầu tệ hơn khi nằm hoặc cúi về trước; đau đầu + mờ mắt; khó nói, buồn nôn, nôn mửa, co giật; xuất huyết lấm chấm dưới da, bầm tím da so với tình trạng trước khi tiêm.

Khi mắc COVID-19

Bình tĩnh xử lý, tránh lây lan thêm, chăm sóc tối ưu tại nhà, có kế hoạch ứng phó khẩn cấp như phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, báo cho bác sĩ để chuyển viện.

Lưu ý thêm khi chăm sóc người yếu thế mắc COVID: Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1700 - 1900 Kcal/ngày), cân đối, đầy đủ protein và vitamin + khoáng chất, nhiều rau xanh, có thể chia nhỏ bữa ăn và tùy theo mức độ khiếm dụng của người bệnh để xây dựng chế độ phù hợp bao gồm cả chế độ ăn bệnh lý đối với người có bệnh nền. Bổ sung thêm sữa các loại 1 đến 2 cốc 1 ngày. Duy trì các thuốc điều trị bệnh nền sẵn có đều đặn theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không được bỏ thuốc). Tăng cường để lập lại phòng cách ly theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp hỗ trợ đặc biệt thụ động. Tăng cường kết nối với người thân qua điện thoại, email, phương tiện truyền thông.

 Thu Trang

 

comment Bình luận

largeer