Bé trai 8 tháng bị thiểu năng vì ngộ độc băng phiến

Mới đây, dư luận Trung Quốc xôn xao với câu chuyện một bé 8 tháng tuổi bị thiểu năng do hội chứng tan máu cấp tính (huyết tán) vì ngộ độc băng phiến.
12/01/2021 09:54

Được biết, vợ chồng chị La lấy nhau sau mấy năm mới có thể sinh được một bé trai, điều này làm gia đình vô cùng hạnh phúc.

Khi con trai được 7 tháng, chị La luôn lo sợ con bị nhiễm vi khuẩn nên ngày nào cũng lau sàn bằng thuốc khử trùng. Khi được 8 tháng, đứa bé luôn thích nằm yên, chỉ cần không ai động vào là bé gần như trong trạng thái bất động. Chị La thấy con trai ngoan quá mức bình thường nên đã đưa bé đến viện khám.

Be-trai-8-thang-bi-thieu-nang-do-me-thuong-dung-thu-ma-nha-nao-cung-co-01

Khi thăm khám, bác sĩ đã ngửi thấy mùi băng phiến nồng nặc trên cơ thể bé gái. Lúc này, chị La mới giải thích rằng vì lo sợ con mình bị gián hoặc côn trùng cắn khi ngủ nên đã đặt băng phiến dưới gối của đứa trẻ.

Bác sĩ nghe xong liền mắng chị La quá thiếu kiến thức, bởi băng phiến có mùi hắc và thành phần hóa học kích thích mạnh não bộ của trẻ.

Bác sĩ chẩn đoán con chị La bị tan máu cấp tính do ngộ độc băng phiến trong thời gian dài. Do bị huyết tán kéo dài trong nhiều tháng, hồng cầu trong cơ thể cháu bé bị vỡ quá nhanh, chưa kịp sản sinh ra lượng mới đủ để bù đắp khiến cháu bị vàng da, thiếu máu não, phản ứng chậm chạp.

Khi vợ chồng chị La nghe được điều này, cả hai chỉ biết ôm con mà khóc, họ thực sự hối hận vì đã làm vậy nhưng đã quá muộn.

Trên thực tế, đã xảy ra rất nhiều trường hợp nguy hại do thói quen sử dụng băng phiến gây nên.

Tại Khoa Nhi của Bệnh viện Đồng Tế, thành phố Thượng Hải, chị Hướng ở Huangpi đã đưa cậu con trai 2 tuổi Tiểu Kiệt của mình đến khám với những biểu hiện tương tự.

Chị Hướng cho biết trước đó đã đưa con trai đến một bệnh viện gần nhà khám và bác sĩ nói rằng bé chỉ bị viêm đường tiết niệu nhẹ. Tuy nhiên, bé trai ngày càng biểu hiện khó chịu nên chị Hướng quyết định đưa con đến bệnh viện Đồng Tế khám.

Bác sĩ chẩn đoán rằng Tiểu Kiệt bị thiếu men G-6-PD (một trong những loại men giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường), mắc chứng tan máu cấp tính vì hít phải quá nhiều mùi băng phiến khi thay quần áo.

Một bé gái ở Tiêu Khê, thành phố Thường Châu, vì bị chốc đầu, ông ngoại thiếu hiểu biết nên tán nhỏ băng phiến, ủ trên đầu bé vài tuần, khiến cháu bị ngộ độc nặng suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Chị Vương, đang mang thai hơn hai tháng, đột nhiên ngất xỉu vào một buổi sáng và được gia đình ngay lập tức đưa đến bệnh viện. Không may, chị Vương không thể giữ được đứa trẻ trong bụng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chị Vương bị ngộ độc với các chất có trong băng phiến và chính băng phiến được cất giữ trong tủ quần áo ở nhà được cho nguyên nhân khiến vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Tác hại của băng phiến

Be-trai-8-thang-bi-thieu-nang-do-me-thuong-dung-thu-ma-nha-nao-cung-co-02

Băng phiến có chứa hàm lượng lớn p-dichlorobenzene và naphthalene. Người trưởng thành có sẵn chất glucose dehydrogenase 6 trong cơ thể, chất enzyme này khi tiếp xúc với hai thành phần độc tốt trên sẽ tự động khử độc, thải loại ra qua đường bài tiếp.

Ngược lại, với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hồng cầu còn đang thiếu hoặc chưa kích hoạt được enzyme hoạt động tốt nên khi hít phải băng phiến quá thường xuyên, sẽ dẫn đến việc phá hỏng kết cấu hồng cầu, gây ra hội chứng tan máu cấp tính.

Tình trạng tan máu cấp tính có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như suy tim, thiếu máu não. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến việc trẻ phản ứng chậm, vàng da cùng một loạt các ảnh hưởng sâu và rộng khiến thị giác thính giác yếu kém.

Ngoài ra, chất naphthalene trong băng phiên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, hệ thần kinh trung ương và đường tiêu hóa của trẻ nhỏ, nếu trẻ hấp thụ qua 2 gam naphthalene có thể gây tử vong.

Đối với trẻ em, tuổi càng nhỏ thì độc tính của băng phiến càng nguy hiểm.

Những lưu ý khi sử dụng băng phiến

Thứ nhất, để băng phiến tránh xa tầm tay của trẻ em. Trong trường hợp trẻ nuốt nhầm băng phiến, sẽ có thể gây chuột rút, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Không nên cho trẻ uống sữa để lọc độc mà nên dùng trà xanh hoặc nước lọc, vì sữa sẽ đưa chất độc đi đến khắp cơ thể nhanh hơn. Nuốt phải băng phiến có thể gây chuột rút, không nên tự gây nôn tại nhà mà nên đến bệnh viện điều trị.

Thứ hai, chọn dùng những loại băng phiến có thành phần tự nhiên 100%, là những loại băng phiến có màu như gỗ hoặc không màu như thủy tinh, mùi thơm thoang thoảng. Ngay cả vậy, nên bọc chúng lại lại bằng giấy vệ sinh, tránh để đồ đạc, quần áo tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt rộng với chất hóa học này.

Những mùi hương không nên để trẻ tiếp xúc nhiều

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá đe dọa trực tiếp đến đường hô hấp, khoang miệng, thần kinh giao cảm và não bộ đang phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ bị hen suyễn, ù tai, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ và chiều cao.

Mùi nước hoa

Mùi nước hoa nồng nặc có tác hại với trẻ không kém khói thuốc lá. Ngay cả với nhiều người lớn cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt, chảy nước mắt, phát ban, đau họng, tức ngực và các triệu chứng dị ứng khác sau khi hít phải nước hoa nhân tạo trong không khí một cách thụ động.

Mùi xe hơi

Bọc ghế, đệm và mui xe ô tô mới có chứa quá nhiều formaldehyde và benzen. Đồ trang trí nội thất ô tô bằng da, gỗ gụ, kim loại, sơn và các vật liệu khác thì cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho trẻ. Những vật liệu này chưa được kiểm nghiệm khoa học.

Các khí độc hại thải ra trong khói xe cũng đặc biệt nguy hại không chỉ cho trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Tiếp xúc lâu dài với khói xe, trẻ em dễ bị ngộ độc chì, đồng thời nitric oxide và nitrogen dioxide trong khí thải cũng có thể khiến hệ thần kinh trung ương của trẻ bị tê liệt, co giật, mắc các bệnh về đường hô hấp và giảm chức năng miễn dịch.

Theo ĐSPL

comment Bình luận

largeer