Bệnh nhân nào cũng được người nhà cho ăn 2 món này, chẳng trách sức khỏe mãi không hồi phục

Mục đích bồi bổ người bệnh bằng món cháo, mì trong thời gian dài có thể sẽ không nuôi dưỡng được dạ dày và sẽ gây ra hậu quả là tổn thương chúng.
12/10/2020 17:51

Tại sao ăn cháo và mì trong thời gian dài lại làm đau bụng?

Mì và cháo không có nhiều giá trị dinh dưỡng, thành phần chính là tinh bột hồ hóa, chứa rất ít đạm và hầu như không có chất béo, ưu điểm là dễ tiêu hóa. Mọi người thường nghĩ ăn món này dễ tiêu hóa sẽ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày?

Cháo và mì sẽ phù hợp hơn với những người khó tiêu hoặc vừa mới khỏi bệnh. Nếu sau khi ăn bữa trưa mà cảm giác thèm ăn giảm đi và bạn cần ăn nhẹ buổi chiều thì cháo cũng là một lựa chọn tốt. 

photo1550971432880-1550971433185-crop-1550971502408831377737

Tuy nhiên, bạn tiếp tục ăn cháo trong thời gian dài, thì cơ thể bạn sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, nhiều vấn đề sức khỏe sẽ xảy ra và dạ dày của bạn tất nhiên sẽ không hoạt động tốt. 

Và ăn cháo cũng có thể kích thích tiết axit dịch vị, vì vậy nếu bạn có quá nhiều axit dịch vị, ăn cháo sẽ làm tổn thương dạ dày, thậm chí sinh ra trào ngược axit, dẫn đến các vấn đề về dạ dày trầm trọng hơn.

Ngay cả với những người có chức năng tiêu hóa bình thường thì chúng tôi cũng không khuyến khích ăn cháo trong thời gian dài, vì cháo rất dễ tiêu hóa và không đòi hỏi nhiều sức của dạ dày. Về lâu dài sẽ làm cho chức năng dạ dày bị suy yếu, ăn nhiều thức ăn khó tiêu hóa thì dạ dày sẽ khó khăn.

chao-ca-chep

Ngoài cháo và mì không có tác dụng bồi bổ dạ dày, các loại bánh hấp, bánh mì và các loại bánh quy ăn quá nhiều có thể làm tổn thương dạ dày, gây đầy hơi và trào ngược axit. Và nhiều loại bánh mì được chế biến với nhiều dầu, muối và đường nên ăn quá nhiều không chỉ khiến axit dạ dày bị trào ngược mà còn khiến bạn béo lên. Ngay cả bánh quy dưỡng dạ dày cũng chứa nhiều dầu, không thể đạt được tác dụng bồi bổ dạ dày chút nào, nên ăn ít đi cũng không sao.

3 cách nuôi dưỡng dạ dày tốt nhất

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tránh ăn thức ăn sống, lạnh, cứng hoặc quá thô, và tập trung vào thức ăn bổ dưỡng, mềm, tươi và nhạt. Nếu bị lạnh bụng, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm có tính ấm như thịt cừu để chống lại cảm lạnh, ngoài ra các loại quả sói rừng, quả óc chó, táo tàu … cũng rất tốt.

Nếu muốn dùng thuốc, bạn nên chú ý theo hướng dẫn, tùy theo mà uống trước hay sau bữa ăn để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Ăn chậm và không vận động mạnh trong nửa giờ sau bữa ăn.

2. Ăn thường xuyên

Ăn uống trong bữa ăn nên xây dựng quy tắc đều đặn và định lượng, mỗi bữa không bao giờ ăn quá no, đây là điều có hại nhất cho dạ dày.

3. Bỏ hút thuốc và uống rượu

Chất nicotin trong thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi mà còn đi vào dạ dày theo đường tuần hoàn máu, gây co mạch dưới niêm mạc dạ dày dẫn đến thiếu máu cục bộ niêm mạc dạ dày, co thắt, giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày với axit dịch vị , dễ hình thành viêm loét dạ dày .

Rượu bia sẽ phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, khiến axit dịch vị và pepsin ít nhiều ăn mòn niêm mạc, gây phù nề niêm mạc dạ dày và xung huyết, viêm loét, thậm chí chảy máu.

Khánh Hà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer