Bệnh Sarcoma mô mềm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Gần đây, câu chuyện về người phụ nữ được chuẩn đoán mắc bệnh Sarcoma mô mềm. Hình ảnh và sinh thiết khẳng định đây là trường hợp hiếm thấy khi khối ung thư là mô mềm nằm ở chân phải và tế bào ung thư đã di căn đến phổi làm nhiều người lo lắng. Vậy bệnh Sarcoma mô mềm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
20/01/2021 06:42

Bệnh Sarcoma mô mềm là bệnh gì?

20191017_010526_205443_sarcoma-mo-mem.max-1800x1800

Hình minh họa

Sarcoma mô mềm là một loại ung thư bắt đầu ở các mô mềm của cơ thể. Mô mềm giúp kết nối, hỗ trợ và bao quanh các cấu trúc khác của cơ thể. Các mô mềm bao gồm cơ, mỡ, mạch máu, dây thần kinh, gân và niêm mạc bao quanh các khớp.Những bệnh ung thư này có thể phát triển bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng được tìm thấy chủ yếu ở cánh tay, chân, ngực và bụng.

Sarcoma mô mềm xuất hiện với nhiều loại khác nhau, và nó có thiên hướng ảnh hưởng nhiều tới trẻ em và người lớn tuổi.

Triệu chứng của bệnh Sarcoma mô mềm

Trong giai đoạn đầu, sarcoma mô mềm thường không gây ra bất cứ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi bệnh tiến triển sẽ gây ra những triệu chứng sau cho người bệnh, bao gồm:

  • Xuất hiện một khối u bất thường trên cơ thể và gây sưng.
  • Khi khối u phát triển dần lên sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và cơ bắp gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
  • Dạ dày và ruột bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết tiêu hóa nếu khối u xuất hiện ở vùng bụng hoặc đường tiêu hóa.
  • Tình trạng đau bụng ngày một nặng hơn.
  • Đi đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Nôn ra máuTrong giai đoạn đầu, sarcoma mô mềm thường không gây ra bất cứ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi bệnh tiến triển sẽ gây ra những triệu chứng sau cho người bệnh, bao gồm:
  • Xuất hiện một khối u bất thường trên cơ thể và gây sưng.
  • Khi khối u phát triển dần lên sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và cơ bắp gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
  • Dạ dày và ruột bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết tiêu hóa nếu khối u xuất hiện ở vùng bụng hoặc đường tiêu hóa.
  • Tình trạng đau bụng ngày một nặng hơn
  • Đi đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen
  • Nôn ra máu

Khi bệnh tiến triển người bệnh có thể sẽ gặp tình trạng nôn ra máu

12-20120QQH91L40

Hình minh họa

Sarcoma mô mềm có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, trong đó, khoảng 60% xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; khoảng 20% xuất hiện ở bụng và ngực; 10% xảy ra ở vùng cổ và đầu. Tên gọi của mỗi loại sarcoma mô mềm sẽ tùy thuộc vào các mô xuất phát. Dưới đây là một số sarcoma mô mềm và vị trí của chúng:

  • Rhabdomyosarcoma: Đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của loại sarcoma này là trẻ em. Chúng thường xảy ra trong cơ xương.
  • Leiomyosarcoma: Thường xuất hiện trong các cơ trơn (cơ không được kiểm soát tự nguyện). Ngoài ra, loại sarcoma này còn được tìm thấy nhiều nhất trong đường ruột, tử cung và lớp lót của các mạch máu.
  • Hemangiosarcoma: Xuất hiện trong mạch máu, cánh tay, chân hoặc thân mình.
  • Kaposi's sarcoma: Là một loại ung thư ác tính, xuất hiện ở các thành mạch máu. Nó có xu hướng ảnh hưởng tới những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
  • Lymphangiosarcoma: Loại ung thư này thường ảnh hưởng tới các mạch bạch huyết hoặc ở một chi có tình trạng sưng mãn tính (phù bạch huyết), có thể từ một khu vực của xạ trị trước hoặc nhiễm trùng hiếm nhất định mãn tính.
  • Hoạt dịch sarcoma: Ảnh hưởng tới các mô xung quanh các khớp như đầu gối và mắt cá chân. Bệnh thường gặp ở trẻ em và những người trưởng thành trẻ tuổi.
  • Neurofibrosarcoma: Thường xảy ra ở các dây thần kinh ngoại vi
  • Liposarcoma: Ảnh hưởng đến chân và thân mình.
  • Fibrosarcoma: Ảnh hưởng đến mô xơ trong tay, chân, hoặc thân thể.
  • Xơ u mô bào ác tính: Xảy ra ở chân.
  • Dermatofibrosarcoma: Xuất hiện ở các mô dưới da, thân mình hoặc tay chân.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh sarcoma mô mềm

download

Hình minh họa

Trong hầu hết các trường hợp, không rõ nguyên nhân gây ra sarcoma mô mềm.

Nói chung, ung thư xảy ra khi các tế bào xuất hiện các sai sót (đột biến) trong ADN của chúng. Các lỗi làm cho tế bào phát triển và phân chia ngoài tầm kiểm soát. Các tế bào bất thường tụ lại tạo thành một khối u, khối u có thể phát triển xâm lấn các cấu trúc lân cận và lan sang các phần khác của cơ thể.

Loại tế bào phát triển đột biến gen xác định loại sarcoma mô mềm bạn có. Một số loại sarcoma mô mềm bao gồm:

  • Sarcoma phế nang phần mềm
  • Sarcoma mạch
  • Sarcoma tế bào sáng
  • Các khối u sarcoma sợi trên da
  • Khối u tế bào sợi tròn nhỏ và tổ chức liên kết
  • U nội mạch dạng biểu mô
  • Sarcoma biểu mô
  • U dạng vân ngoài thận
  • Sarcoma sợi
  • Khối u mô đệm tiêu hóa
  • Sarcoma mạch máu
  • Sarcoma sợi ở trẻ sơ sinh
  • Khối u viêm myofibroblastic
  • Sarcoma Kaposi
  • Sarcoma cơ trơn
  • Sarcoma mỡ
  • Sarcoma hệ bạch huyết
  • U sợi mô bào ác tính
  • Khối u bao thần kinh ngoại vi ác tính
  • Sarcoma sợi cơ
  • Sarcoma sợi hỗn hợp
  • Sarcoma thần kinh
  • Khối u tế bào biểu mô xung quanh mạch máu (PEComa)
  • Sarcoma tế bào cơ vân
  • Sarcoma bao hoạt dịch
  • Sarcoma mô mềm chưa phân loại, không xác định

Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sarcoma mô mềm?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc sarcoma mô mềm như:

  • Các hội chứng do di truyền. Một nguy cơ sarcoma mô mềm có thể được di truyền từ cha mẹ. Các hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ bao gồm khối u ác tính mắt do di truyền, hội chứng Li-Fraumeni, bệnh đa polyp tuyến gia đình, xơ cứng củ và hội chứng Werner.
  • Phơi nhiễm hóa chất. Tiếp xúc với một số hóa chất nhất định như chất diệt cỏ, asen và dioxin, có thể làm tăng nguy cơ mắc sarcoma mô mềm.
  • Tiếp xúc với bức xạ. Điều trị bức xạ trước đó cho các bệnh ung thư khác có thể làm tăng nguy cơ mắc sarcoma mô mềm.

Làm thế nào để chuẩn đoán có mắc bệnh sarcoma mô mềm hay không?

Do có rất nhiều loại sarcoma mô mềm khác nhau cho nên điều quan trọng là phải xác định chính xác bản chất của từng khối u để có thể lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị sarcoma mô mềm, họ sẽ hỏi về các lịch sử y tế, thực hiện khám lâm sàng hoặc lấy mẫu sinh thiết từ các khối u của bạn để kiểm tra.

  • Phẫu thuật sinh thiết

Bác sĩ sẽ rạch một đường qua da và loại bỏ toàn bộ khối u hoặc một phần của khối u. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân có thể được gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, những người có khối u sâu cần phải thực hiện thủ tục gây mê trước khi phẫu thuật.

  • Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh có thể được thực hiện để giúp bác sĩ xem xét và đánh giá các khu vực có khả năng xuất hiện sarcoma mô mềm, bao gồm chụp x quang, chụp cắt lớp (CT) trên máy vi tính quét, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) , siêu âm, , chụp cộng hưởng từ (MRI).

Dựa trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ phân ra các giai đoạn của bệnh:

Giai đoạn I: Sarcoma mô mềm lúc này chỉ là những khối u nhỏ, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận lân cận của cơ thể.

Giai đoạn II: Đây là giai đoạn tiến triển của sarcoma mô mềm, các tế bào bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường và phân chia nhanh chóng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa lan sang các hạch bạch huyết và các khu vực khác của cơ thể.

Giai đoạn III: Các tế bào ác tính đã di căn tới một hoặc nhiều hạch bạch huyết.

Giai đoạn IV: Các tế bào bất thường phát triển mạnh và phân chia nhanh chóng, ung thư có thể được tìm thấy ở các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể.

Điều trị sarcoma mô mềm bằng cách nào?

Giống như các bệnh ung thư khác, việc điều trị sarcoma mô mềm sẽ tùy thuộc vào vị trí, kích thước, loại ung thư và giai đoạn của bệnh để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị sarcoma mô mềm:

  • Phẫu thuật

Là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho sarcoma mô mềm. Nó đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp tế bào ác tính chưa lan đến các khu vực lân cận của cơ thể. Phẫu thuật sẽ loại bỏ các mô ung thư kèm theo một số mô khỏe mạnh xung quanh nó. Trong trường hợp sarcoma đã lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật loại bỏ các khối u tiên phát và thứ phát.

  • Xạ trị

Phương pháp xạ trị có thể ảnh hưởng tới cả tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh sẽ có khả năng phục hồi các ảnh hưởng từ tia xạ tốt hơn các tế bào ung thư. Liệu pháp bức xạ cũng có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để làm thu nhỏ những khối u ung thư hoặc thực hiện sau phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư còn lại

  • Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng trong đường tiêu hóa, tủy xương, hệ thống sinh sản hoặc các nang tóc. Ngoài ra, đây là một liệu pháp có tác dụng toàn thân, nó có khả năng xử lý cả các tế bào đã di căn.

Chế độ sinh hoạt cho những người đang mắc bệnh sarcoma mô mềm

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với sarcoma mô mềm:

  • Tìm hiểu về sarcoma để biết cách điều trị bệnh. Hãy hỏi bác sĩ về tình trạng sarcoma mô mềm của bạn, bao gồm các lựa chọn điều trị và tiên lượng nếu bạn muốn. Khi tìm hiểu thêm về sarcoma mô mềm, bạn có thể tự tin hơn trong việc ra quyết định điều trị.
  • Bạn bè và gia đình thân thiết. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè và người thân, họ sẽ giúp bạn đối phó với sarcoma mô mềm. Bạn bè và gia đình có thể cung cấp những hỗ trợ thiết thực mà bạn cần, như giúp chăm sóc nhà cửa khi bạn nằm viện.

Thanh Hằng (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer