Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?

Tay chân miệng thường được phát hiện vào mùa hè và nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh. Mỗi khi bé bị tay chân miệng đều khiến cả nhà trở nên lo lắng. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh luôn muốn phòng bệnh cho con bằng vắc xin. Vậy, bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?
21/10/2018 21:28

Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?

Tay chân miệng thường được phát hiện vào mùa hè và nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh. Mỗi khi bé bị tay chân miệng đều khiến cả nhà trở nên lo lắng. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh luôn muốn phòng bệnh cho con bằng vắc xin. Vậy, bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh an toàn nhất, có tính kháng nguyên, dùng dể tạo hệ miễn dịch cho trẻ. Bằng cách tiêm vắc xin cho con, hệ miễn dịch nhận diện vắc xin là vật lạ nên hủy diệt loại vi khuẩn này ở hiện tại và về sau. Khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn. Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không. Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vắc-xin điều trị.

Để đảm bảo an toàn cho bé, biện pháp phòng bệnh đầu tiên mà các bậc phụ huynh nghĩ tới là tiêm vắc xin. Tuy nhiên đối với bệnh tay chân miệng, hiện nay chưa có loại vắc xin nào được nghiên cứu và đưa vào sử dụng cho trẻ nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc, phụ huynh sẽ phải chủ động phòng ngữa bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Chính vì việc hiện tại chưa có bất kì vắc xin nào phòng bệnh tay chân miệng nên phụ huynh cần phải tích cữ thực hiện các biện pháp phòng bệnh dưới đây, để đảm bảo dịch bệnh không khiến bé gặp nguy hiểm mà được phòng, điều trị bệnh kịp thời. Một số biên pháp phòng bệnh như sau:

Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, nhất là phải nhắc nhỏ trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, và sau khi ăn xong. Rửa tay cho trẻ sau khi trẻ vui chơi ở bên ngoài, kể cả ngay sau khi trẻ đi tiểu cũng cần phải rửa tay. Với người lớn chăm sóc trẻ hoặc tiếp xúc với trẻ cũng luôn phải giữ gìn vệ sinh tay chân thật sạch sẽ trước và sau khi nấu ăn, sau khi làm vệ sinh cho trẻ…

Ngoài vệ sinh cá nhân thì cần vệ sinh cả dụng cụ, vật dụng mà trẻ thường tiếp xúc hàng ngày như đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi. Sau mỗi ngày các mẹ có thể rửa đồ chơi sạch sẽ rồi phơi khô, hoặc có thể sử dụng dung dịch khử trùng cloramin b 5% đối vơi những đồ đạc này.

Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không. Giữ gìn vệ sinh đồ chơi của trẻ là một cách phòng bệnh cho trẻ bị tay chân miệng.

Chăn ga gối của trẻ nằm cũng cần phải được giặt và thay thường xuyên, tránh để bụi bẩn vi khuẩn bám bẩn dễ khiến trẻ bị bệnh. Không những thế các mẹ cũng luôn phải giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát đặc biệt khu vực vui chơi của trẻ. Những nơi như nhà vệ sinh, nhà tắm phải thường xuyên được đánh rửa bằng các sản phẩm diệt khuẩn thông dụng.

Tuyệt đối không cho con tới gần những người bị tay chân miệng, không cho trẻ dùng chung đồ với những trẻ khác như dùng chung ống hút, chung thìa, bát, khăn mặt, quần áo… luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra bên ngoài, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.

Không chỉ bên ngoài mà còn cần phải phòng tránh từ bên trong. Bằng cách các mẹ cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, vitamin, chất xơ, tinh bột và các khoáng chất để trẻ phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao giúp chống lại bệnh tật, vi khuẩn. Nhất là vi khuẩn gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ.

comment Bình luận

largeer