Bệnh vảy phấn hồng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh da liễu khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cùng những nốt ban đỏ mất thẩm mỹ trên da.
02/10/2020 16:04

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vảy nến phần hồng là một dạng của bệnh vảy nến và bệnh này thuộc nhóm bệnh tự miễn.

Khi mắc bệnh vảy nến hồng bạn sẽ thấy trên da xuất hiện những đốm tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khoảng từ 2,5-5cm. Những đốm đỏ này có kích thước khá lớn, tập trung chủ yếu ở vùng da ngực, bụng hoặc lưng.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng là gì?

20200423_020813_357068_vay-nen-hong.max-800x800

Hiện nay các chuyên gia, bác sĩ đều chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh vảy phấn hồng. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do sự rối loạn, suy yếu của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, hoặc cũng có thể là do di truyền, do có sự tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại, cũng có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc,…

Bệnh vảy phấn hồng có lây không? Có tái phát hay không?

20190529_061531_359810_benh-vay-nen-tren-m.max-1800x1800

Theo các bác sĩ, bệnh vảy phấn hồng không phải là một loại bệnh lây nhiễm. Vì thế, bạn cũng không cần quá lo lắng khi tiếp xúc bên ngoài hay dùng chung dụng cụ sinh hoạt với những người bị bệnh.

Với những người bị bệnh vảy phấn hồng thì cần chú ý đến những yếu tố kích ứng, điều chỉnh lối sống cho phù hợp với tình trạng da vì bệnh vảy phấn hồng có nguy cơ tái phát cao nếu da không thích ứng được với môi trường xung quanh. Ngoài ra, để bệnh không tái phát cũng như giúp bệnh mau khỏi thì người bị bệnh vảy phấn hồng cũng nên chú ý một số điều như:

-      Không tiếp xúc với nhiệt độ cao: cụ thể người bị vảy phấn hồng nên tránh tắm nước nóng, không nên vận động quá mức để cơ thể sinh ra nhiệt, hạn chế ra ngoài vào lúc thời tiết nắng nóng vì nhiệt có thể làm nặng thêm tình trạng phát ban và ngứa ngáy của bệnh.

-      Không tiếp xúc với hóa chất: Khi bị bệnh vảy phấn hồng thì người bệnh nên chú ý không tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất thường ngày như dầu gội, xà phòng, nước rửa chén,…và những loại mỹ phẩm chăm sóc da có chứa thành phần kháng khuẩn, hương liệu, khử mùi,…

-      Không ăn thịt đỏ, trứng , sữa, những loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói,…vì những loại thực phẩm này đều chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic, chất này có thể tạo ra tổn thương trên các vết vảy phấn hồng.

-      Không ăn những loại thực phẩm chứa gluten như nước ngọt, mì gói, rượu bia, lúa mì,…

Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kem trị ngứa kèm theo thuốc để giảm đi tình trạng khó chịu, ngứa ngáy do bệnh gây ra. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê cho bệnh nhân bị vảy phấn hồng là Corticosteroid, Thuốc kháng histamin, Thuốc kháng virus, như acyclovir (Zovirax),…

Ngoài ra, với những người bị nặng thì bác sĩ còn có thể thực hiện liệu pháp ánh sáng, liệu pháp này liên quan đến việc điều trị bằng tia cực tím B (UVB).

Thu Hà

comment Bình luận

largeer