Bí kíp ăn uống cho người viêm đại tràng

Những người bị viêm đại tràng quả thật quá "khổ sở" trong vấn đề ăn uống. Không còn được ăn thoải mái, ăn những món mình thích mà luôn phải kiêng khem. Nhưng bạn đừng lo, bỏ túi 'bí kíp" ăn uống sau đây, người viêm đại tràng có thể "tự do tự tại".
15/06/2018 16:15

“ Đi ăn cỗ là sợ lắm”

Bác Cường ở Hà Nội thở dài chia sẻ: "Cũng bởi công việc kinh doanh trước kia nhiều căng thẳng, stress, thức đêm lo nghĩ khiến tôi bị căn bệnh đại tràng co thắt, còn bây giờ, tôi stress vì bệnh này.

Ăn cái gì bụng cũng phản ứng ngay, vừa đau vừa khó chịu, đi ngoài phân sống tới 5,6 lần mỗi ngày nhất là hôm nào ăn đồ nhiều đạm, dầu mỡ. Còn hôm nào mà đi gặp bạn bè, uống chút rượu bia là cũng cầm chắc cả ngày trong nhà vệ sinh rồi, khổ không để đâu hết khổ.

Giờ tôi vừa ăn vừa lo, chế độ thanh đạm gần như đi tu rồi nhưng bệnh tình cũng chẳng tha”.

Tâm sự của bác Cường cũng là nỗi lòng của rất nhiều người.

 

Tâm sự của bác Cường cũng là nỗi lòng của rất nhiều người.

Biến chứng nguy hiểm

Không chỉ khiến bệnh nhân kiêng khem khổ sở, hai bệnh lý này còn gây ra chứng đau bụng đi ngoài ngay sau khi ăn sáng, chướng bụng đầy hơi khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Nhiều bệnh nhân bị bệnh lâu ngày dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng, người xanh xao mệt mỏi, sụt cân.

Thủng đại tràng

Tình trạng này xuất hiện khi sau các đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung trở lên trơ trọi khiến các vết loét ăn sâu đến đại tràng, bào mỏng thành đại tràng, để lâu ngày dẫn đến tình trạng thủng đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời biến chứng này có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Giãn đại tràng cấp tính

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng sẽ suy giảm nghiêm trọng, dễ dàng gây loét và thủng gấp nhiều lần. Người bệnh thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê. Tỷ lệ tử vong rất cao.

Ung thư đại tràng

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2015, 20% người bệnh viêm đại tràng sẽ chuyển thành ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, việc điều trị vô cùng tốn kém và khó khăn, dễ tử vong trong những năm đầu phát hiện.

 

Bí kíp giúp bệnh nhân đại tràng vô tư ăn uống

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quốc Bình, nguyên giám đốc Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, người có bệnh viêm đại tràng mãn tính và đại tràng co thắt có xu hướng sử dụng kết hợp giữa lợi khuẩn và thảo dược thiên nhiên.

-Lợi khuẩn: 2 nhóm lợi khuẩn phát triển tốt trong đại tràng là Bifidobacterium và Lactobacilus. Lợi khuẩn sẽ bám lên các lông nhung và tiết dịch nhầy bao phủ niêm mạc ruột tạo thành lớp lá chắn kép bảo vệ niêm mạc đường ruột.cũng như ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, sản xuất kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, làm lành các vết viêm loét đại tràng

- 5-HTP: là acid amin được chiết xuất từ hạt giống của cây Griffonia simplicifolia ( một loại cây thuộc họ đậu). Khi vào cơ thể 5-HTP sẽ tạo thành serotonin, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân, điều trị nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt

- Ngoài ra, nên sử dụng các thảo dược để :

• Cung cấp chất xơ, giảm táo bón: Hạt thì là, inulin

• Chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển: Inulin

• Giảm co thắt đại tràng: Bạc hà, lá bài hương , bạch truật

• Chống viêm, kháng khuẩn: Gừng, hoàng liên

 

Sử dụng thảo dược để hạn chế bớt cơn đau của đại tràng co thắt

• Chống viêm, kháng khuẩn: Gừng, hoàng liên

• Nhóm mát gan, trợ tiêu hóa: Lô hội, L- arginine

• Chứa nhiều tinh dầu giúp hệ tiêu hóa tăng tiết men: Hạt thì là, lá bạc hà

• Bổ sung trực tiếp men papain giúp cơ thể tiêu hóa đạm: đu đủ

• Bảo vệ màng, giảm đau: Cây du trơn

comment Bình luận

largeer