Bỏ túi những mẹo chống say sóng khi đi biển vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm du lịch biển phát triển mạnh nhất. Cảm giác thoáng mát, hít thở không khí của biển mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, với những người bị say sóng thì đi biển lại là một áp lực lớn. Vậy, làm thế nào để hết say sóng?
09/04/2021 14:26

Say sóng là gì?

Nhiều người rất thích đi biển vào mùa hè để giải tỏa sự nóng nực, oi ả. Tuy nhiên, khi đi biển, trở ngại lớn nhất chính là việc say sóng. Chúng gây ra các cảm giác khó chịu khiến người ta sợ đi tàu thuyền. Vậy say sóng là gì và cách khắc phục, phòng chống say sóng như thế nào?

Say sóng là thuật ngữ dùng để chỉ những hiện tượng tương tự như say tàu xe hoặc say máy bay, thường gặp khi đi tàu biển, nhất là khi có sóng to, gió lớn. 

Nguyên nhân say sóng có nhiều và rất phức tạp, nhưng chủ yếu là do sự chòng chành của tàu, thuyền tác động đến cơ thể. Mức độ và tính chất chòng chành của tàu, thuyền phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của tàu. 

say song

Hình minh họa.

Khi đi tàu thuyền, não bộ bắt đầu bị nhầm lẫn bởi các tín hiệu mà nó nhận được từ mọi bộ phận của cơ thể hoặc do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường. Đây là một phản xạ bình thường của cơ thể và không có gì đáng lo ngại.

Tàu có trọng tải và kích thước lớn có thời gian chòng chành tự nhiên dài, êm dịu và nhịp nhàng hơn so với tàu có kích thước và trọng tải nhỏ nên ít say sóng hơn.

 

Người bị say sóng thường có các biểu hiện như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, có cảm giác thân thể rất nặng nề, toát mồ hôi khắp người... Trong một số trường hợp, tim có thể đập nhanh hoặc thở gấp, hơi thở ngắn.

Đây là một hiện tượng rất thông thường. Các nhà nghiên cứu cho biết có chừng 30% người đi biển bị say sóng trong điều kiện thông thường, và đến 90% trong những điều kiện xấu như khi biển động, có sóng lớn.

Cách khắc phục và phòng tránh say sóng

Để phòng tránh say sóng khi đi biển, chúng ta có thể bỏ túi một số phương pháp sau:

- Không nên đi biển vào những ngày biển có gió to sóng lớn.

- Nên ở giữa tàu do các mũi tàu chuyển động nhiều hơn, trong khi phần giữa tàu thường được giữ ổn định hơn. Nên nhìn xa về phía chân trời, không nhìn gần hoặc nhìn dòng nước chảy. do các mũi tàu chuyển động nhiều hơn, trong khi phần giữa tàu thường được giữ ổn định hơn

- Tránh không đi tàu vào những lúc bạn đang có vấn đề về tai nghe. Trong tai chúng ta có một lượng nhỏ chất lỏng giúp tạo ra cảm giác thăng bằng. Khi lượng chất lỏng này không ổn định, bạn có cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Nói chính xác, cảm giác buồn nôn và chóng mặt khi bạn say sóng là xuất phát từ đây. 

- Giữ ấm cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại say sóng.

- Nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu.

- Uống một ít nước gừng nóng hoặc ngậm kẹo gừng.

- Thường xuyên dùng tay chà xát vùng da giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Nhiều người đã xác định việc xoa bóp như thế giúp họ giảm bớt cảm giác nôn mửa.

- Dùng thuốc chống say sóng theo chỉ định của bác sĩ.

Minh Hà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer