Bộ Y tế: Khuyến cáo trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà cần bổ sung dinh dưỡng

Theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc COVID-19 tại nhà ban hành ngày 28/8, Bộ Y tế đưa ra các giải pháp dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19. Theo đó, Hướng dẫn cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo duy trì sự tăng và phát triển của trẻ trong thời gian điều trị tại nhà.
04/09/2021 15:23

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Theo Hướng dẫn, cha mẹ, người thân cần định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.

Chế độ ăn cân đối hàng ngày của trẻ cần 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật); vitamin và khoáng chất; thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate); protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải có ít nhất một bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

Hàng ngày, các bé phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (tinh bột, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ màu vàng - xanh thẫm).

Trẻ mắc COVID-19 phải được cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.

71

Trẻ mắc COVID-19 cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tránh thiếu chất

Bộ Y tế khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày nếu không có sữa mẹ. và trẻ > 2 tuổi là 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày. Lượng sữa này đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Lưu ý:

- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào).

- Hạn chế ăn quá mặn.

- Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

Dấu hiệu bất thường

Cha mẹ phải theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không.

Ngoài ra, trẻ phải được kiểm tra cân nặng định kỳ, nếu có thể khoảng 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ bị sụt cân 1-2%/một tuần, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

Cha mẹ đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày của trẻ như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng..., vì những triệu chứng này có thể làm suy giảm lượng thức ăn và khiến trẻ giảm hấp thụ.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người thân nên theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào mỗi ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào < 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cha mẹ phải gọi cho nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Theo Zing

comment Bình luận

largeer