Bộ Y tế tổ chức hội nghị giao ban tổng kết công tác Y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Tham dự hội nghị có Đồng chí H’Yim Koh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Nông; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắc Nông, Kon Tum….
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2023 tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận dịch sốt xuất huyết Dengue với số mắc và tử vong cao, diễn biến bất thường so với quy luật cũ; ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh Dại tăng. Dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, nhiều dịch bệnh tăng so với năm 2022 (tiêm chủng mở rộng, thủy đậu, lỵ…) có thể do tác động của dịch COVID-19 nên hệ thống báo cáo tốt hơn. Bệnh sởi giảm nhưng vẫn cần hết sức cảnh giác vì đang là chu kỳ dịch.
Công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng, nhanh chóng tổ chức điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. Các địa phương tích cực triển khai các hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19.
Công tác kiểm nghiệm nghiệm an toàn thực phẩm hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ tốt cho việc xác định căn nguyên gây ngộ độc do vi sinh vật trong công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Các hoạt động y tế dự phòng khác triển khai tích cực đặc biệt là hoạt động sức khỏe nghề nghiệp, dinh dưỡng nên cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2024 cho biết:
Đối với công tác phòng, chống dịch: Tăng cường chỉ đạo, phối hợp với các Sở Y tế, trung tâm kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tập trung giám sát, chỉ đạo tăng cường chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine.
Phát hiện nhanh và xử lý kịp thời 100% các bệnh dịch mới phát sinh; chủ động triển khai phòng, chống các dịch bệnh nhóm A nếu xuất hiện; khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra.
Công tác tiêm chủng mở rộng: Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật theo Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 02/02/2024 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024. Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
Phòng, chống HIV/AIDS: Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật tiến tới hoàn thiện công tác kiện toàn mạng lưới điều trị ARV đến tuyến huyện, nhằm đạt được mục tiêu 95-95-95 và khống chế dịch HIV/AIDS vào năm 2030; Hỗ trợ nâng cao năng lực về HIV/AIDS cho cán bộ tuyến dưới; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực HIV/AIDS.
Phòng, chống sốt xuất huyết Dengue: Giám sát tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn khu vực Tây Nguyên; giám sát véc tơ phòng, chống sốt xuất huyết; điều tra ổ bọ gậy nguồn; kiểm tra, giám sát và hỗ trợ xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại một số trọng điểm; thử hiệu lực hóa chất diệt muỗi Aedes aegypti tại 4 tỉnh Tây Nguyên; theo dõi chặt chẽ biến động bất thường của dịch (không theo quy luật)
Phòng, chống dịch hạch: Tổ chức giám sát vật chủ và véc tơ truyền bệnh dịch hạch cửa khẩu và ổ dịch cũ; xét nghiệm vi sinh dịch hạch trên vật chủ (chuột) và véc tơ (bọ chét) thu được.
Kiểm dịch y tế biên giới: Giám sát và chỉ đạo thường xuyên thực hiện Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và Điều lệ Y tế Quốc tế 2005 tại các cửa khẩu.
Sức khỏe nghề nghiệp - Kiểm soát bệnh không lây: Triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh không lây tại 4 tỉnh; duy trì hỗ trợ các địa phương báo cáo, thống kê bệnh không lây nhiễm trên hệ thống; tiếp tục triển khai giám sát, hỗ trợ chuyên môn tại các cơ sở y tế và tại các cơ sở lao động.
Sức khỏe môi trường - Dinh dưỡng – Y tế trường học: Thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường ngành Y tế khu vực Tây Nguyên; giám sát công tác cấp nước và quản lý chất thải y tế; thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Y tế khu vực Tây Nguyên; giám sát hỗ trợ triển khai công tác Y tế trường học tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh và một số huyện trong khu vực.
Chiến dịch cho trẻ uống vitamin A: Hoạt động điều tra 30 cụm đánh giá tình trạng dinh dưỡng; Các hoạt động về dinh dưỡng trong dự án Giảm nghèo bền vững.
Công tác xét nghiệm: Hỗ trợ chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến cơ sở. Giám sát tư vấn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật về xét nghiệm vi sinh; tổ chức thực hiện các hoạt động xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi sinh vật phục vụ phòng chống dịch, nghiên cứu và đào tạo của Viện Vệ sinh dicgh tễ Trung ương; triển khai các hoạt động về hợp tác quốc tế, tập huấn theo lĩnh vực; duy trì quản lý chất lượng và an toàn sinh học cấp 2.
Công tác kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP): Triển khai các hoạt động đảm bảo vệ sinh, giám sát ATTP, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho tuyến dưới; tăng cường công tác chỉ đạo tuyến về kiểm nghiệm; tham gia các hoạt động thanh kiểm tra, hậu kiểm định kỳ và đột xuất do Cục ATTP và Bộ Y tế yêu cầu; duy trì hoạt động của phòng thử nghiệm tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO/IEC 17025:2017; xây dựng mở rộng hồ sơ thử nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh theo quy định, mở rộng chỉ tiêu xin chỉ định của Bộ Y tế; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, bao gồm dịch vụ thử nghiệm và đào tạo…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng thời gian qua và đề nghị các đơn vị, địa phương sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, quyết tâm, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong công tác y tế dự phòng nói riêng và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: ngành Y tế vẫn phải tiếp tục đối mặt các thách thức do gánh nặng bệnh tật kép với sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm; tình trạng già hóa dân số, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, hành vi lối sống bất lợi cho sức khỏe; nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng. Tình hình dịch bệnh nói chung vẫn chưa ổn định, diễn biến khó lường; nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, đặc biệt là mùa lễ hội trong những tháng đầu năm, nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế đặc biệt là tại Tây Nguyên còn hạn chế, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe còn chưa bảo đảm nhu cầu thực tiễn.
Quang cảnh hội nghị
Để tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung như:
1.Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực Tây Nguyên:
- Chỉ đạo chính quyền địa phương huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Bố trí kinh phí cho việc triển khai công tác y tế dự phòng, đặc biệt là hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương;
- Trình Hội đồng Nhân dân ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng để chủ động triển khai các hoạt động kịp thời, hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm.
2.Đề nghị Sở Y tế các tỉnh khu vực Tây Nguyên:
- Tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm, triển khai quyết liệt tổng thể các biện pháp phòng, chống dịch, không để bùng phát các ổ dịch, chú trọng bệnh truyền nhiễm có số ca mắc, tử vong cao như bệnh dại, sốt xuất huyết....; trình hội đồng nhân dân phê duyệt định mức chi các hoạt động y tế;
- Xây dựng kế hoạch tiêm chủng năm 2024 và chỉ đạo triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; chỉ đạo tăng cường tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho trẻ là đối tượng tiêm chủng của năm 2023 chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian bị gián đoạn cung ứng các vaccine;
- Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các tuyến, phối hợp liên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm; hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe, lưu ý truyền thông theo nhóm nguy cơ tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức và bằng nhiều thứ tiếng phù hợp với từng địa phương;
- Thực hiện rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... phục vụ cho các hoạt động y tế dự phòng, nhất là đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ. Không để tình trạng thiếu thuốc hoặc thiếu chủng loại thuốc điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến cơ sở.
3.Đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh khu vực Tây Nguyên:
- Thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế, tăng cường giám sát dịch tễ tại những vùng có ổ dịch cũ và những vùng có nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn toàn tỉnh, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh;
- Triển khai tốt các hoạt tiêm chủng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả và thực hiện tốt việc quản lý sau tiêm chủng. Rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi trong thời gian bị gián đoạn cung ứng các vaccine;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm; phát hiện sớm, xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm đặc biệt là các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc độc tố tự nhiên;
- Thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và truyền thông nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tiêm chủng phòng bệnh.
4.Đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên:
- Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật về xét nghiệm cho các đơn vị y tế tại địa phương;
- Tăng cường giám sát, chỉ đạo tăng cường chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine, phòng, chống các bệnh có nguy cơ bùng phát hoặc có số ca tử vong cao (dại, sởi, bạch hầu...); phân tích, đánh giá, dự báo tình hình dịch bệnh;
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ, dự báo dịch của những bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh mới phát sinh, những yếu tố và quy luật phát triển của bệnh dịch mang tính đặc thù trong khu vực, các yếu tố đặc thù về dinh dưỡng, môi trường, an toàn thực phẩm để đề xuất các biện pháp phù hợp trong thời gian tới;
- Hỗ trợ các địa phương xây dựng các tài liệu truyền thông, thông điệp, sản phẩm truyền thông về phòng, chống dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động... phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ và điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương.
5. Đề nghị các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế: tổ chức triển khai các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các Viện, các đơn vị y tế địa phương giám sát, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các hoạt động y tế dự phòng tại khu vực Tây Nguyên…
Theo Bộ Y tế
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm