Cà Mau điều trị thành công cho 1 bệnh nhi 39 tháng tuổi bị ong vò vẽ đốt khiến suy đa tạng

Vừa qua, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau vừa tiếp nhận 1 trường hợp bé T.Q.M 39 tháng, ở huyện U Minh, Cà Mau bị ong vò vẽ đốt.
19/04/2023 08:56

Cách nhập viện 30 giờ bé đi chơi cùng anh trai thì bị ong đốt, người nhà thấy bé sưng nề nhiều, than đau nhiều nên đưa đến TTYT huyện. Sau khi điều trị không giảm bé được đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Empty

Bé T.Q.M 39 tháng

Tình trạng lúc nhập viện bé tỉnh, quấy khóc, sưng nề vùng mặt và tay chân vị trí ong đốt. Qua thăm khám các bác sĩ đếm được 32 vết đốt, vết đốt sưng nề nhiều, hoại tử trung tâm, không để lại ngòi đốt nên bé được chẩn đoán do ong vò vẽ đốt, tiên lượng được tình trạng bệnh nặng nên ngay lập tức bé được điều trị tích cực và xét nghiệm máu đánh giá mức độ tổn thương các cơ quan.

Empty

Biểu hiện suy đa tạng

Xét nghiệm máu của bé không ngoài dự đoán của các y, bác sĩ tổn thương đa cơ quan gan, thận, tim, rối loạn đông máu. Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm, ekip lọc máu của bệnh viện được huy động chuẩn bị sẵn sàng nếu bé không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ tiến hành lọc máu.

Empty

Nốt ong vò vẽ đốt

Sau 6 giờ hồi sức tích cực mức độ tổn thương các cơ quan có xu hướng giảm vì vậy các y bác sĩ đã hội chẩn quyết định tiếp tục điều trị nội khoa tích cực, theo dõi sát bé về lâm sàng và cận lâm sàng. Sau điều trị tích cực 72 giờ các xét nghiệm dần ổn định, sinh hiệu bé ổn định, không diễn tiến đến suy thận.

Empty

Sau 7 ngày điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu Nhi và Hồi sức tích cực - Chống độc Nhi hiện tại bé giảm sưng nề nhiều, tiêu tiểu khá, các xét nghiệm đã trở về gần như bình thường nên bé được chuyển khoa nội tiếp tục điều trị dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Trong các tai nạn sinh hoạt ở trẻ nhỏ, ong đốt là loại tai nạn thường gặp đặc biệt vào những tháng mùa hè. Các phụ huynh cần lưu ý cẩn thận không cho con em nghịch phá tổ ong và các biện pháp sơ cứu khi bị ong đốt đề tình trạng không nặng nề thêm. Sau đây là các cách xử trí sai lầm thường gặp ở các gia đình:

Empty

- Dùng tay nặn, ép chất độc từ vết ong đốt: Dùng tay nặn không làm chất độc ra ngoài mà còn làm độc lan ra, thấm sâu vào cơ thể hơn.

- Chườm đá, bôi vôi, kem đánh răng: Những hành động này chỉ có tác dụng làm dịu đau ở nốt đốt, không loại bỏ nọc độc.

- Sát chanh hoặc dùng rượu bôi để cho hết nọc độc: Việc làm này rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng những vết ong đốt.

- Gãi nhiều: Khi gãi, độc tố của ong vò vẽ sẽ phát tán rộng hơn. Vết đốt có thể trầm trọng hơn bởi nhiễm trùng từ tay bẩn.

Với độ nguy hiểm khi bị ong đốt, cách tốt nhất là nên tránh để bị đốt. Theo đó, có thể phòng tránh ong vò vẽ đốt bằng những cách sau:

- Tránh xa những khu vực có nhiều ong để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với ong, không được chọc phá tổ ong.

- Trong trường hợp, ong vò vẽ bay đến gần thì không nên chạy mà hãy đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động.

- Nếu muốn xua đàn ong nên dùng khói hoặc lửa, không nên dùng gậy hay que chọc vào tổ ong.

- Không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm quanh nhà để tránh ong làm tổ.

- Khi vào rừng, không nên mặc quần áo sặc sỡ, nhiều màu sắc, không dùng nước hoa, mỹ phẩm, không nên đi chân đất, không mặc những bộ đồ quá rộng. Nên đi găng tay, đội mũ và mặc những trang phục dày dặn và kín đáo.

Theo Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau

comment Bình luận

largeer