Cá xấu xí, khuôn mặt hung tợn chỉ cho gia cầm ăn thành món đắt đỏ, giá gần chục triệu/con

Thịt của cá mặt quỷ có hương vị đậm đà, dai và chắc, thơm ngon, được miêu tả vừa giống thịt gà lại vừa giống tôm hùm.
21/12/2020 15:35

Cá mặt quỷ (Stonefish) còn có nhiều tên gọi khác như cá đá, cá mang ếch, cá mao ếch. Loại cá này sinh sống tại những vùng nước sạch,vùng rạn (đá ngầm), san hô… Tại Việt Nam, cá mặt quỷ thường có ở vùng biển Phú Yên, Nha Trang, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi…

Về ngoại hình, cá có vẻ ngoài vô cùng xấu xí và khuôn mặt hung tợn. Cá mặt quỷ vảy cứng, xù xì, thô ráp, màu sắc giống như những rạn san hô đã chết... Chúng là bậc thầy ngụy trang. Tùy vào môi trường sống mà chúng sẽ mang những màu sắc khác nhau, đôi khi màu sắc của chúng khá sặc sỡ.

Để đánh bắt ngư dân thường sử dụng hình thức lặn tìm và bắt tay. Ngay khi bắt xong ngư dân sẽ thả cá vào một khoang kín có nước biển và tiến hành chạy oxy để cá luôn khỏe mạnh.

ca-mat-quy-3-16074148785591585130413

Trước đó, loại cá này thường được dùng làm thức ăn cho gà, vịt nhưng những năm gần đây, chúng lại thành món ăn vô cùng đắt đỏ, chỉ dành cho những người nhiều tiền, sành ăn.

Dù đắt đỏ, nhưng phải nhấn mạnh rằng, cá mặt quỷ là loại cá độc, cực độc và được mệnh danh là "chúa tể nọc độc" dưới đáy đại dương do trên lưng của chúng có những chiếc tia vây lưng rất độc.

Cá có 13 tia vây lưng mang độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi vây cá đâm vào con người, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và làm hệ cơ trơn của tim ở người: sưng to; huyết áp, nhịp tim, nhịp thở rối loạn. Nếu nặng có thể dẫn tới tử vong.

ca-mat-quy-8-16074147968011392878230

Thế nhưng, nếu qua bàn tay chế biến của các đầu bếp giỏi, nó lại trở thành món đặc sản, thơm ngon, hấp dẫn. Nếu đầu bếp phải chuyên làm và có tay nghề thì chế biến cá mới mới ngon và ăn được. Vì cá mặt quỷ có độc ở vây lưng, không chế biến cẩn thận khi ăn sẽ gây đứng tim.

Công đoạn chế biến cá mặt quỷ rất phức tạp. Để loại bỏ nọc độc, người ta sẽ phải loại bỏ lớp da xù xì bên ngoài và phần tia vây có nọc độc. Đầu bếp sẽ cần dùng đến một chiếc dao sắc nhọn, đặt nghiêng 45 độ rồi nhẹ nhàng lách mũi dao để tách da ra khỏi thịt cá, sao cho phần thịt cá bên trong được giữ nguyên. Người đầu bếp sẽ phải rất cẩn thận khi loại bỏ những phần này.

Thịt của cá mặt quỷ có hương vị đậm đà, dai và chắc, thơm ngon, được miêu tả vừa giống thịt gà lại vừa giống tôm hùm. Thịt cá mặt quỷ có hàm lượng rất lớn các vitamins, canxi và khoáng chất, và đặt biệt rất nhiều omega 3 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chống đột quỵ.

Cá mặt quỷ có thể được chế biến thành rất nhiều món như cá mặt quỷ hấp, nướng muối ớt, lẩu chua, om cà ri...

Theo chia sẻ của một chủ nhà hàng ở Hà Nội, thịt của cá mặt quỷ tốt cho tim mạch nên khách đến nhà hàng thường ăn gỏi sống để thịt cá tươi và đủ dưỡng chất nhất, sau đó nướng hoặc hấp tàu xì.

Một con cá mặt quỷ có khối lượng từ 4 - 5kg. Hiện tại, các nhà hàng đang rao bán loại cá này với mức giá dao động khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/kg. Những con cá mặt quỷ có khối lượng nhẹ hơn thì giá thành trên mỗi kg thịt cũng thấp hơn.

Như vậy, tính ra, một con cá mặt quỷ cũng có giá cả chục triệu đồng. Đó là còn chưa kể chi phí khác như chi phí nấu nướng, phục vụ, địa điểm…

Theo Doanh Nghiệp & Tiếp Thị

comment Bình luận

largeer