Các loại thực phẩm quen thuộc sẽ gây độc nếu chế biến sai cách

Có rất nhiều loại thực phẩm tưởng chừng như quá quen thuộc đối với chúng ta hằng ngày nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ độc hại nếu không biết chế biến đúng cách.
16/10/2020 07:55

1) Giá đỗ, rau mầm

Mỗi năm, Mỹ ghi nhận nhiều nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do dùng các loại rau mầm, giá đỗ (đặc biệt là cỏ ba lá và cây linh lăng) ăn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Chính môi trường ẩm ướt khi trồng loại thực vật này đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn salmonella, listeria và E.coli phát triển.

Cần lưu ý rằng, việc rửa các loại rau mầm/ giá đỗ không thể loại bỏ hết những mầm bệnh tiềm ẩn. Có thể bạn thích thưởng thức sống loại rau này khi ăn kèm với bánh mình, salad,… Tuy nhiên, việc nấu chín chúng sẽ đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn hơn.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 1.

 

2) Sữa tươi

Sữa tươi chưa được tiệt trùng (bằng cách đun nóng đến một nhiệt độ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định để tiêu diệt mầm bệnh gây hại) là một trong những nguồn gây bệnh từ thực phẩm nguy hiểm nhất.

Loại sữa này có thể có vi khuẩn E. coli, listeria, campylobacter và salmonella - gây tiêu chảy trong nhiều ngày, nôn mửa và các bệnh nguy hiểm như hội chứng Guillain-Barré, có thể dẫn đến tê liệt. Để đảm bảo sức khoẻ, bạn nên kiểm tra thông tin trên vỏ hộp xem sản phẩm sữa đã qua tiệt trùng chưa.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 2.

 

3) Trứng

Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 79,000 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải trứng nhiễm khuẩn salmonella. Gà có thể truyền vi khuẩn salmonella sang trứng trước khi hình thành vỏ. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang trứng qua phân gia cầm. Bạn nên trữ lạnh trứng ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 40 độ F (tức khoảng 4,4 độ C).

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 3.

 

4) Các loại bột

Tuy rất hiếm nhưng các loại bột dùng trong nấu ăn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn E. coli trong quá trình thu hoạch, xay và sàng nguyên liệu. Bột tẩy trắng sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn E. coli - có thể gây tiêu chảy ra máu, nôn mửa, thậm chí suy thận và tử vong. Bánh đóng hộp và bột bánh quy đã trộn sẵn cũng có thể chứa mầm bệnh.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 4.

 

5) Thịt gà

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng một triệu người Mỹ gặp vấn đề về sức khoẻ sau khi tiêu thụ thịt gà – loại thịt được ưa chuộng số 1 tại nước này. Giống như tất cả các loài động vật khác, gà có vi khuẩn trong ruột. 

Các vi khuẩn như campylobacter và salmonella có thể xâm nhập vào thịt gia cầm trong quá trình chế biến và đóng gói hay lây nhiễm qua thớt, đồ dùng nhà bếp của bạn. Bạn không nên rửa thịt gà sống vì có thể làm ô nhiễm nhà bếp của bạn.Việc nấu thịt gà ở nhiệt độ thích hợp sẽ tiêu diệt được vi khuẩn.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 5.

 

6) Dưa cắt sẵn

Hằng năm, có khoảng 1,35 triệu người ở Mỹ bị nhiễm khuẩn salmonella. Gần 27,000 người phải nhập viện điều trị. Tình trạng nhiễm trùng phổ biến hơn vào mùa hè, khi nhiều người trong chúng ta tiêu thụ nhiều dưa hấu, dưa vàng và dưa bở ruột xanh. 

Các loại quả dây leo mọc trên đất có phần vỏ tiếp xúc với mầm bệnh. Bề mặt bên ngoài của các loại trái cây này có thể khó làm sạch. Dưa đã cắt sẵn có thể gây nhiễm khuẩn norovirus, listeria và các tác nhân gây hại khác. 

Lời khuyên cho chúng ta là nên thưởng thức khi dưa còn nguyên quả, được rửa sạch và cắt miếng ra là tốt nhất. Cần lưu ý giữ lạnh trái cây đã được cắt sẵn hoặc đóng gói trong nước đá.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 7.

 

7) Hàu

Thưởng thức hàu tươi sống có thể là một món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, những loài nhuyễn thể này lại hút thức ăn từ vùng nước ven biển thông qua mang của chúng, kèm theo đó là vi rút và vi khuẩn.

Ăn hàu sống nhiễm mầm bệnh có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn Vibrio, gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và ớn lạnh - hơn 80,000 người Mỹ gặp tình trạng này mỗi năm. Bạn cũng có thể bị nhiễm khuẩn norovirus, còn được gọi là "cúm bao tử". Cách duy nhất để thưởng thức hàu an toàn là nấu chín chúng.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 8.

 

8) Phô mai làm từ sữa tươi

Ăn pho mát mềm làm bằng sữa tươi tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn nhiều so với pho mát từ sữa đã được tiệt trùng. Vi khuẩn Listeria có thể lan ra ngoài đường ruột và gây đau đầu, mất thăng bằng và co giật. Mầm bệnh này cũng có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non và trẻ sơ sinh có thể nhiễm vi khuẩn listeria từ mẹ.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 9.

 

9) Thịt bò xay

Khuẩn E. coli đã trở thành một cái tên quen thuộc vào đầu những năm 1990, khi hơn 700 người lớn và trẻ em đổ bệnh vì những miếng bánh mì hamburger nấu chưa chín được bán bởi một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Mỹ. 

Vi khuẩn E. coli chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Loại vi khuẩn này có trong cơ thể người và động vật một cách tự nhiên. Chế biến bít tết và nướng đến 145 độ F (khoảng hơn 62 độ C) ở bên trong. Thịt bò xay và thịt lợn cần nấu với nhiệt độ 160 độ F (khoảng hơn 71 độ C) để an toàn.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 10.

 

10) Xúc xích

Người Mỹ tiêu thụ khoảng 20 tỷ cây xúc xích mỗi năm. Các loại xúc xích có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria sau khi đã được đóng gói. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần làm nóng lại loại thực phẩm này trước khi ăn.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 11.

 

11) Rau đóng gói

Món salad cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Nguồn gây ngộ độc thường liên quan đến một loại rau cụ thể, thường là rau diếp và rau bina, hoặc do một số người trồng hoặc đóng gói.

Khuẩn Salmonella và các vi khuẩn khác có thể bắt nguồn từ nước tưới bẩn, đất hoặc bàn tay con người. Vi khuẩn sinh sôi trong nước ép từ lá rau và bên trong túi đựng. Mầm bệnh có thể bám vào lá ngay cả khi đã rửa sạch.

Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc - Ảnh 12.

 

Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

Mỗi năm, Mỹ ghi nhận 128,000 trường hợp ngộ độc thực phẩm phải đưa đến bệnh viện điều trị. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm từ 20 phút đến 6 ngày sau khi dùng bữa.

Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chế biến an toàn như: thường xuyên rửa tay và các bề mặt, để riêng các loại thực phẩm để tránh lây nhiễm chéo, tách riêng thức ăn nóng và thức ăn nguội.

Theo PLBĐ

 

comment Bình luận

largeer