Cá Hồng chuối có độc không và những vụ ngộ độc cá Hồng chuối
Cá hồng chuối có độc không?
Cá hồng biển, cá hồng đỏ hay cá hồng hỏa tên tiếng Anh là Redfin snapper; Tên khoa học là Lutjanus sanguineus - Cuvier, 1828) là loài cá xương sống ở biển thuộc họ Cá hồng (Lutjanidae) trong bộ cá vược (Perciformes).
Cá hồng phân bố nhiều ở vùng biển Ấn Độ (Ấn Độ Dương) và phía Tây Thái Bình Dương. Cá Hồng chuối sống ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống gần các khu ghềnh đá, rạn đá, rạn san hô.
Tại Việt Nam, ngư dân thường bắt gặp cá hồng ở vùng đáy bùn cát sâu 40 – 50 m, phân bố vịnh Bắc Bộ và một số tỉnh ở vùng Trung Nam Bộ như Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Nha Trang..., là một nguồn lợi quý báu của ngư dân các tỉnh để khai thác.
Cá hồng là một loài cá dữ và là loài cá ăn thịt. Thức ăn chính của cá hồng là các loại giáp xác, cá con, mực, ốc và nhuyễn thể khác nhỏ hơn. Chúng rất tích cực bắt mồi và thường đi săn mồi về ban đêm trong điều kiện thuận lợi và ngừng bắt mồi khi điều kiện môi trường không thuận lợi.
Thịt cá này nhiều nạc, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nên nhiều người sành ăn yêu thích. Không chỉ ở Việt Nam, loài cá này còn được ưa chuộng ở Singapore, Nhật, Hồng Kông và nhiều nơi khác tại Châu Âu.
Cách chế biến món này mọi người có thể hấp gừng, nướng, chiên giòn, hấp cuốn với bánh tráng, rau sống, nấu lẩu, om chuối...
Được biết, trước đây, tại tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận nhiều vụ người dân ăn cá hồng chuối bị ngộ độc. Đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận cho biết, cá hồng mà ngư dân hay ăn thường gọi là cá hồng chuối, phân bổ ở những vùng nước sâu như huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Bản thân loài cá này vốn không có độc. Nhưng ở một số vùng nước sâu thường có các loại tảo độc, loài cá này ăn phải nên thịt của chúng bị nhiễm độc. Nếu người dùng mua con cá hồng ăn phải loại tảo độc, chắc chắn bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cá Hồng là loại thủy sản ăn tảo, chỉ có những loại cá Hồng ăn phải một số loài tảo có chứa độc tố sinh sống ở các rạn san hô ven bờ biển, các vùng nước ấm, khi cá ăn tảo có độc, cá có thể tích tụ độc tố trong cơ thể và có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng.
Ngộ độc ciguatera từ cá là một loại ngộ độc do ăn phải cá biển đã tích tụ độc tố ciguatoxins trong chế độ ăn của chúng. Hàm lượng độc tố có thể thay đổi theo từng cá thể. Ciguatoxins là chất bền nhiệt, không bị mất độc tính khi đun nấu.
Ngộ độc Ciguatera bắt đầu từ 2 giờ đến 30 giờ sau khi ăn phải cá độc. Người bị ngộ độc có các triệu chứng chủ yếu: Tê liệt kèm theo ngứa lưỡi, môi và cổ họng; có cảm giác khó chịu và buồn nôn, đôi khi dẫn đến nôn mửa.
Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy; ngứa da, rối loạn cảm giác (đảo ngược các cảm giác nóng và lạnh, cảm thấy như bị đốt hoặc như sốc điện khi tiếp xúc với nước alnh5 hoặc các vật), tê và ngứa ran ở các chi; mạch đập loạn, giảm huyết áp, chậm nhịp tim.
Triệu chứng chung của người bị ngộ độc ciguatera: yếu toàn thân dai dẳng, đau khớp và cơ, nhức đầu, chóng mặt, run và đổ mồ hôi nhiều.
Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận cũng cảnh báo, người dân khi mua loài cá này về sử dụng cần tìm hiểu rõ nguồn khai thác của loại cá này để có biện pháp phòng tránh.
Những vụ ngộ độc cá Hồng chuối
Sáng 15/10/2020, đại diện Bệnh viện Đa khoa An Phước (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận cấp cứu 10 trường hợp nghị bị ngộ độc do ăn cá hồng (người dân hay gọi là cá hồng chuối - PV).
Hiện tại, 2 bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ đã được xuất viện, 8 người còn lại vẫn đang được điều trị tích cực, trong đó có 2 trường hợp bị ngộ độc nặng.
Trước đó, từ chiều đến khuya ngày 14-10, 10 người dân hầu hết ngụ tại TP Phan Thiết lần lượt nhập viện cấp cứu. Theo các bác sĩ, các nạn nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp thấp, tay chân tê cứng co giật, buồn nôn, tiêu chảy...
Trước đó, ngày 20/7/2020 tại huyện Xuyên Mộc có 02 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá Hồng được đánh bắt tại vùng biển Lagi Bình Thuận, làm 23 người nhập viện với các triệu chứng: Mệt, khó chịu, đau bụng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.
Theo báo cáo số 57/BC-ATTP ngày 11/8/2020 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về việc báo cáo kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Xuyên Mộc do ăn cá Hồng.
Ngày 24/4/2009, các bệnh viện trên địa bàn TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã tiếp nhận cấp cứu gần 10 ca bị ngộ độc do ăn cá hồng chuối.
Theo các bác sĩ cho biết: các nạn nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp thấp, tay chân tê cứng co giật, buồn nôn, tiêu chảy...
Các nạn nhân chủ yếu ngụ tại các phường Phú Thủy, Thanh Hải, Phú Trinh, Bình Hưng (TP Phan Thiết), mua cá hồng từ các chợ về ăn. Đến chiều thấy buồn nôn, tê cứng tay chân, tiêu chảy, nên hàng xóm đã đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngày ngày 14/6/2008, anh Nguyễn Cu (36 tuổi, thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh) là thuyền trưởng mang biển kiểm soát BTh 8314TS làm nghề thu mua hải sản, có làm thịt một con cá hồng chuối nặng 3 kg để nấu canh chua cho các bạn thuyền cùng ăn.
Nhưng trong lúc ăn cơm chiều, chỉ có 4 người ăn cùng xã dùng là anh Cu, anh Huỳnh Văn Thương (17 tuổi), chị Nguyễn Thị Tuyết (42 tuổi) và anh Đỗ Nhật Thắng (17 tuổi). Sau khi ăn khoảng 2 giờ thì cả 4 người nói trên đều có chung triệu chứng đau đầu, chóng mặt khó chịu, nghe theo mách bảo “mẹo” nên cả 4 người cùng hoà nước muối iốt uống vào thì nôn mửa cấp tốc sau đó phải chuyển viện cấp cứu.
Phạm Huyền (tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm