Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà
Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua, thường ngay sau bữa bú, không phải là bệnh tật gì cả, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ. Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong. Đó là các dấu hiệu vật vả, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.

(Ảnh minh hoạ)
Trẻ không có dấu hiệu mất nước tức là không có các dấu hiệu trên trẻ vẫn chơi, ăn, bú khá, có thể xử trí tại nhà. Không cần dùng kháng sinh, thuốc cầm ỉa.
Nguyên nhân: Tác nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ em là siêu vi (virus), một số ít trường hợp là vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài, hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa.
Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp không có mất nước
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: đối với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng để chống đỡ bệnh tật.Cho trẻ uống dung dịch ORS – “nước biển khô”: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các lần đi tiêu chảy, cho trẻ uống thêm nước cháo, nước chín.
Cho trẻ uống viên kẽm theo toa bác sĩ
Tiếp tục cho trẻ ăn: tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn đưa đến trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử gì, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Khi trẻ có một trong các biểu hiện sau đây:
Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt
Có máu trong phân
Tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ
Nôn ói nhiều, đau bụng
Trẻ yếu đi, lừ đừ, li bì.
Phòng ngừa
Rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, hay trước cho trẻ ăn uống để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác. Những chất thải của trẻ và giấy lau, phải được xử lý ngay, giặt sạch tã lót và khăn trải giường bị dính phân. Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín kỹ, không nên cho trẻ ăn thức ăn cũ.
Những điều không nên làm: Không nên tự ý dùng thuốc cầm ói hay cầm tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ.
BS CKII Nguyễn Minh Tiến - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am