Cách làm bánh chưng từ gạo lứt tốt cho người tiểu đường, ăn kiêng vào dịp Tết

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Việt trong những ngày Tết. Thế nhưng, món bánh chưng truyền thống lại chứa nhiều calo, chất béo nếu ăn nhiều sẽ dễ tăng cân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, tết năm nay bạn có thể thử món bánh chưng làm gạo lứt để vừa tròn vị  Tết lại không lo tăng cân.
02/02/2021 08:35

Gạo lứt tốt cho sức khỏe như thế nào?

Gạo lứt (còn được gọi là gạo rằn, gạo lật) là loại gạo mà khi xay người ta chỉ bỏ phần vỏ trấu, còn lớp cám thì giữ nguyên. So với các loại gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn mỗi ngày, gạo lứt được đánh giá là giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng.

Việc sử dụng gạo lức sẽ giúp giảm cân hiệu quả, bởi vì trong một cốc gạo lứt (158 gram) có chứa 3,5 gram chất xơ đây là chất có công dụng hữu ích trong việc giảm cân, vì nó khiến cơ thể cảm thấy nhanh no hơn, hạn chế cơn thèm ăn, từ đó giảm bớt được lượng calo tiêu thụ. Không chỉ vậy, gạo lứt còn là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch, bởi vì nó chứa nhiều chất xơ, cùng các hợp chất có lợi khác. Đối với người mắc bệnh tiểu đường khi ăn 2 khẩu phần gạo lứt mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể mức đường huyết trong máu sau bữa ăn và hemoglobin A1c. Gạo lứt có thể làm được điều này bởi chỉ số đường huyết của chúng thấp hơn so với gạo trắng, mức độ tiêu hóa cũng chậm hơn và ít gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh chưng gạo lứt

maxresdefault

Hình minh họa

Chọn loại gạo lứt đỏ, loại dẻo của điện biên. Rồi ngâm gạo ủ nảy mầm. Cách ngâm là bạn lấy 3 nước sôi, 4 nước lạnh trộn với nhau rồi ngâm gạo trong vòng 12 tiếng. Vớt ra khăn ẩm ủ 10 tiếng, cứ 4 tiếng cấp ẩm một lần. Khi nào gạo lứt nanh trắng ra là được. Gạo lứt nảy mầm giàu gaba, vitamin, và dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài tác dụng về dinh dưỡng, gạo lứt nảy mầm sẽ dẻo hơn so với gạo thông thường. Lưu ý, Loại gạo này thường hay bị lẫn thóc do màu thóc giống màu gạo, bạn nên nhặt lại một cách cẩn thận.

Chuẩn bị lá dong. Nếu bạn gói vo bằng tay thì nên còn chọn loại lá to, dễ gói. Nếu bạn gói bằng khuôn, chọn lá vừa phải, đỡ lãng phí. Đối với gói bằng khuôn, bánh chưng vuông vắn hơn. 1 cái bánh cần 4 cái lá dong

Chuẩn bị lạt buộc. Nêu dùng loại lạt mềm, dễ buộc, khi buộc nêm buộc thật chặt để bánh rền, ngon và đẹp.

Chuẩn bị nhân bánh. Nhân bánh có thể làm rất đa dạng, từ nhân mặn tới nhân ngọt.. Thông thường, người ta làm bánh chưng bằng đậu xanh. Đậu xanh cũng rất ổn nhưng không ngậy, thơm bằng đậu lăng. Người ta có làm nhân thịt lợn, tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng hạt đậu gà rất giàu protein và thuần chay. Chúng tôi, thường lựa chọn 2 loại đậu này để làm nhân. Đậu gà ngâm kỹ khoảng từ 6-8 tiếng, rồi cẩn thận bỏ cái vỏ mỏng của nó đi. Đậu lăng chỉ cần ngâm trước 1-2 tiếng rồi đãi sạch. Sau đó trộn cùng muối. Bạn có thể nấu đậu lên trước hoặc để đậu sống rồi gói cũng rất ngon.

Cách gói và luộc bánh chưng gạo lứt sao cho thơm ngon, chuẩn vị

do-nep-lut-va-dau-xanh-len-la-dong-lam-banh-chung-chay

Hình minh họa

Đừng quên cho một chút muối hầm và gạo lứt trước khi gói. Bánh có ngon hay không là do việc ngâm gạo có đúng yêu cầu hay không.

Đặt lạt, đặt khuôn bánh, rồi cẩn thận cho lá dong vào 4 góc, gấp cho đẹp và chắc. Sau đó cho gạo vào ấn chặt xuống, rồi cho 2 loại đậu trộn sẵn, rồi cho lớp gạo tiếp theo lên. Nhớ gói thật chắc tay, thì bánh mới ngon được

Buộc kỹ bằng lạt mềm.

Khi luộc xếp cuống lá dong xuống đáy nồi, rồi xếp bánh chưng lên trên. Xếp chặt bánh để khi nước sôi bánh không bị xê dịch.

Luộc bánh chưng nên nhớ luộc bằng củi là ngon nhất. Cho củi vào bếp, đun nhỏ lửa. Từ lúc nước sôi tới lúc vớt bánh cần ít nhất là 12 tiếng. Luộc kỹ bánh sẽ rền, dẻo, không bị lại gạo và có thể để được lâu hơn.

Khi vớt bánh, tắt bếp rồi rửa sạch bánh bằng nước đun sôi để ngoại nhằm làm sạch nhựa bánh chảy ra bên ngoài. Thao tác nhanh để nước lạnh không ngấm vào trong bánh

Xếp bánh vừa rửa gọn gàng lên bàn bếp, rồi lấy miếng gỗ to đặt lên, sau đó đặt vật nặng lên cho bánh chắc lại.

Bánh chưng làm bằng gạo lứt đỏ nhưng khi bóc bánh ra, vỏ bánh sẽ lốm đốm màu xanh của lá dong, nhìn rất đẹp mắt. Đậu lăng chuyển sang màu xanh, béo ngậy. Đậu gà bở tơi, mềm. Ăn bánh có vị vừa phải, nhai kỹ thấy có vị ngọt tự nhiên của gạo. Bánh ăn không bị ngán vì không có gạo nếp.

Loại bánh này dùng để làm món ăn thờ cúng, dâng phật, cũng tổ tiên, cúng dường các sư thầy. Đặc biệt những người đang ăn kiêng giảm béo, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch thì đều có thể dùng.Và nó có thể dùng cho tất cả mọi người, đơn giản vì nó là một loại bánh truyền thống nhưng độc đáo

Một số mẹo để nấu thành công món bánh chưng gạo lứt

  • Thời gian luộc bánh sẽ tác động trực tiếp đến thời gian bảo quản bánh. Luộc bánh lâu và kĩ sẽ giữ được bánh lâu hơn.
  • Để bánh có vỏ ngoài xanh đẹp khi đem luộc hãy đổ nước sôi vào luộc bánh. Hoặc chúng ta có thể chần bánh qua với nước sôi, khi bánh chín nên đem ngâm với nước lạnh khoảng 5 phút.
  • Sau khi luộc bánh và ngâm nước lạnh hãy dùng vật nặng như tấm thớt để ép lượng nước thừa trong bánh ra làm cách này sẽ giúp bánh giữ được hình dạng đẹp bắt mắt.
  • Bánh chưng có thể bảo quản bằng cách lau sạch và kĩ bề mặt lá gói bánh, sau khi hấp bánh xong nên rửa sạch bề mặt bánh sau đó treo bánh ở nơi thoáng gió.

Thanh Hằng ( Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer