Cách phòng ngừa suy thận mạn

Suy thận mạn là hội chứng thận mất dần chức năng với các triệu chứng như: giảm lượng nước tiểu, buồn nôn, ói mửa… Nếu không có sự can thiệp chữa trị kịp thời, bệnh phát triển nặng, đến giai đoạn cuối, bệnh nhân cần được điều trị thay thế thận.
30/11/2017 16:13

Bệnh suy thận xảy ra khi nào ?

Bên cạnh chức năng điều tiết lượng nước trong cơ thể, thận còn có nhiệm vụ kiểm soát huyết áp, tham gia điều hòa quá trình tạo hồng cầu, cân bằng toan - kiềm và các khoáng chất, giữ chức năng như một hệ thống lọc máu, đào thải chất cặn bã và để lại các chất cần thiết cho cơ thể.

Suy thận xảy ra khi chức năng thận suy giảm, không đủ khả năng loại bỏ chất độc hại trong máu cũng như cân bằng lượng nước, các khoáng chất trong cơ thể với các triệu chứng như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu…

Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc suy thận mạn tính, ở giai đoạn nhẹ bệnh ít có biểu hiện ra bên ngoài, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng các dấu hiệu mới rõ rệt.

cach phong tranh benh suy than man

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn như: viêm cầu thận, đái tháo đường, sỏi thận, tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cần lý giải được căn nguyên mắc suy thận để có liệu pháp điều trị đúng đắn, phù hợp. Thế nhưng,các bác sĩ chuyên khoa lưu ý chung rằng khi chức năng thận suy giảm, chế độ dinh dưỡng cần được điều chỉnh để giảm tải gánh nặng cho thận.

Bệnh nhân cần ăn nhạt nếu phù, hạn chế ăn nhiều đạm, ưu tiên nguồn đạm chất lượng cao như: thịt trắng gia cầm, cá, thịt thăn. Về thuốc, cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, đường huyết (nếu cao huyết áp, đái tháo đường), thuốc lợi tiểu (nếu có phù), duy trì cân bằng về vitamin và chất khoáng, điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khoẻ bằng vitamin D3, canxi. Khi suy thận ở giai đoạn nặng, ngoài vấn đề dùng thuốc, người bệnh cần phối hợp với các phương pháp điều trị thay thế như: lọc máu ngoài thận hay ghép thận.

Suy thận mạn là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở thận, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị.Việc kết hợp sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài cũng là một hướng điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý dành riêng cho người suy thận theo hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Xây dựng thực đơn cho người suy thận mạn

Đạm rất thấp:

Người bị suy thận mạn chỉ được nạp vào cơ thể dưới 25g đạm/ngày. Bởi vậy, các thực phẩm nên ăn đó là thịt, cá, trứng, sữa và chiếm ít nhất 50% lượng đạm của khẩu phần.

Đủ năng lượng:

Mức calo trung bình cho người bệnh suy thận là 35-40 calo/kg/người. Bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị nên ăn các loại củ khoai, miến dong bởi chúng ít đạm nhưng nhiều năng lượng. Riêng gạo và mỳ chỉ dùng khoảng 150g/ngày

cach phong tranh benh suy than man

 

Tăng sử dụng đường, mật ngọt.

Chất béo có trong dầu, mỡ, bơ nên dùng 30-50g/ngày.Đủ vitamin và muối khoáng:Dùng rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, dọc mùng, su su, đu đủ xanh... Hạn chế rau ngót, muống, rau sắng vì nhiều đạm. Quả ngọt nên dùng nhiều. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu; các nhóm B - A - E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng.

Cân bằng muối và nước:

Ít phốt phát, ít toan, đủ canxi. Ăn nhạt ở mức 2-3g muối/người. Nếu ăn thêm bột gia vị, mỳ chính thì bớt muối đi. Tăng thức ăn giàu canxi như tép, cá nhỏ, xương... và giảm thức ăn nhiều phốt phát như bầu dục, gan...Nước để ăn và uống bằng số lượng nước tiểu thải ra ngày hôm trước, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu có mất nước như bị tiêu chảy.

Chú ý: Nên thực hiện lọc máu chu kỳ ngoài thận khi mức lọc cầu thận xuống dưới 40ml/phút.

 

comment Bình luận

largeer