Cách sơ cứu khi bị người cắn

Cách sơ cứu khi bị người cắn. Sai lầm của nhiều người là cho rằng vết cắn của người không nguy hiểm. Do trong miệng người có rất nhiều vi khuẩn, virut nên khả năng nhiễm trùng rất cao. Chính vì vậy mà sơ cứu đúng cách là biện pháp tốt nhất ngừa những biến chứng nguy hiểm.
27/03/2018 14:20

Tìm hiểu bệnh sử người cắn và đánh giá vết thương

Khi một bộ phận của ta tiếp xúc với răng của người khác và nếu tác động phá phỡ da, vết thương sẽ được gọi là một vết cắn.

Khi bị cắn, nếu có thể bạn hãy hỏi người cắn có bệnh sử gì không. Điều này để chắc chắn rằng họ đã tiêm phòng đầy đủ và không mắc chứng bệnh nghiêm trọng nào. Điều này giúp bạn xác định loại hình điều trị phù hợp cũng như sự cần thiết của khám bác sĩ.

cach so cuu khi bi nguoi can

Cách sơ cứu khi bị người cắn. Vết cắn của người có thể gây nguy hiểm tới tính mạng

Nếu không thể xác định được bệnh sử của người cắn thì bạn nên thực hiện sơ cứu rồi đến gặp bác sĩ. Bởi điều đáng lo ngại nhất của vết cắn chính là viêm gan B và uốn ván. Nhất là với những vết thương bị nhiễm trùng thì 2 bệnh này có thể phát triển.

Ngay khi bị cắn, bạn hãy quan sát vị trí cắn rồi đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương. Điều này giúp bạn xác định được cách thức xử lý tốt vết cắn.

Bạn nên nhớ rằng, mọi vết cắn cúa người đều nghiêm trọng. Chúng có thể phát sinh ở nhiều tình huống với mức độ khác nhau. Có thể từ một vết cắn sâu do ẩu đả hay tương tự đến vết xướt do răng cà vào ngón hoặc khớp tay của bạn.

Nếu vết căn người làm rách da, sau khi sơ cứu bạn cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế.

Cách sơ cứu khi bị người cắn

- Bình tĩnh và chấn an nạn nhân. Nâng cao khu vực bị thương để tránh chảy máu nhiều.

- Cầm máu cho nạn nhân: Nếu nạn nhân bị chảy máu, ép vết thương bằng khăn hoặc gạc y tế sạch và khô. Đây là việc làm đầu tiên trước khi thực hiện sơ cứu  bởi giúp tránh mất máu quá nhiều cho nạn nhân.

bi nguoi can co sao khong 1

Cách sơ cứu khi bị người cắn. Nếu vết thương chảy máu, cần cầm máu cho nạn nhân trước khi sơ cứu

+ Nếu máu chảy nghiêm trọng, nên để nạn nhân nằm xuống thảm hoặc giường để cơ thể không bị mất nhiệt và bị sốc

+ Nếu máu thấm ra ngoài khăn hay gạc thì đừng lấy khăn hoặc miếng gạc đó ra. Hãy đặt một miếng khác lên trên cho đến khi vết thương ngưng chảy máu.

+ Nếu có bất kỳ dị vật gì trong vết thương, chẳng hạn như mảnh răng vỡ, đừng ép quá chặt hay cố lấy vật đó ra.

- Rửa vết thương: Sau khi đã cầm được máu thì hãy rửa vết thương bằng nươc và xà phòng. Điều này giúp rửa sạch vi khuẩn và giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng.

+ Bạn cũng có thể dùng thuốc sát trùng povidon iod (povidone iodine) để tiệt trùng thay xà phòng và nước. Povidon iod có thể được cho trực tiếp lên vết thương hoặc cho vào gạc y tế.

+ Đừng cố lấy ra bất kỳ vật gì đang đâm vào thịt như mảnh vỡ của răng. Điều này có thể làm tăng sự nhiễm trùng.

- Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương: Kem hay thuốc mỡ kháng sinh sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng cũng có thể làm giảm sưng tấy, giảm đau và giúp vết thương mau lành.

+ Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh như neomycin, polymyxin B và bacitracin để chống nhiễm trùng.

- Băng vết thương bằng gạc y tế: Xử lý vết thương xong bạn nên băng vết thương lại bằng gạc khô, sạch hay tiệt trùng mới. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Theo dõi triệu chứng nhiễm trùng: Sau khi tự xử lý hay vết cắn không quá lớn thì bạn cần quan sát để phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng.

+ Vết thương đỏ, nóng bỏng và đau là dấu hiệu nhiễm trùng.

+ Bệnh nhân sốt, ớn lạnh

Điều trị y tế vết cắn từ người

Khi nào cần đến gặp bác sỹ

- Nếu vết cắn làm rách da hoặc không lành sau khi sơ cứu, bạn cần đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

- Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng

- Nếu vết thương không ngừng chảy máu hoặc vết cắn làm dịch chuyển mô quan trọng.

- Vết thương xuất hiện dị vật

Để tối thiểu hóa rủi ro nhiễm trùng hay tổn thương dây thần kinh, có thể bạn sẽ phải điều trị chuyên sâu hơn những gì có thể làm được tại nhà.

Cho phép bác sỹ lấy mọi dị vật trong vết thương

Nếu có dị vật nào trong vết thương của bạn, chẳng hạn như răng, bác sỹ sẽ loại bỏ chúng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và đôi khi còn giải thoát bạn khỏi cơn đau.

bi nguoi can co sao khong 2

Cách sơ cứu khi bị người cắn. Nếu có dị vật ở vết thương, cần đền bác sỹ để được gặp dị vật ra

Nếu vết cắn ở mặt, cầm khâu thẩm mỹ vết thương

- Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ thẩm mỹ để khâu vết thương sao cho khi hồi phục sẽ ít sẹo nhất.

- Việc vết khâu bị ngứa khá phổ biến. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng

-  Bác sĩ có thể kê một trong những loại thuốc kháng sinh sau: cephalosporin, penicillin, clindamycin, erythromycin hay aminoglycosides.

- Điều trị kháng sinh thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Nếu phát sinh nhiễm trùng, bạn có thể sẽ cần thêm đợt điều trị dài hơn khoảng 6 tuần.

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

- Việc lây bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B hay mụn rộp qua vết người cắn là khá hiếm. Tuy nhiên việc xét nghiệm sẽ giúp bạn xác định mọi nguy cơ nhiễm bệnh và giúp bạn yên tâm.

Dùng thuốc giảm đau

Khắc phục tổn thương

Nếu có một vết cắn cực kỳ nghiêm trọng và dẫn đến mất mô, bác sỹ có thể sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Phẫu thuật này giúp phục hồi làn da về tình trạng ban đầu chỉ với vết sẹo nhỏ.

comment Bình luận

largeer