Cách trị xước măng rô hiệu quả

Những vết xước phía trên đầu móng tay thường gặp vào những mua hanh khô thường là dấu hiệu thiếu hụt nhiều chất ở cơ thể. Nhiều người có thể không biết, tuy vậy những phương pháp điều trị xước măng rô ở tay nếu không đúng cách có thể khiến cho bạn bị thương ở tay nặng hơn.
26/08/2018 11:26

Tại sao tay lại bị xước măng rô?

Xước măng rô là những vết xước da nhỏ nằm ở phía trên móng tay. Những vết da này bong tróc do không cung cấp đủ lượng dầu, khiến cho da khô. Hiện tượng này thường gặp đối với mọi lứa tuổi, vào thời tiết khô thì hiện tượng này càng phổ biến hơn.

Cách trị xước măng rô hiệu quả. Xước măng rô có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Thông thường nhiều người nghĩ xước măng rô không phải là vấn đề nghiêm trọng vì đây chỉ là những vết xước nhỏ phía trên ngón tay. Tuy nhiên, ít người biết rằng, những vết xước này nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây xước măng rô còn do nhiều bệnh trong cơ thể gây ra với các mức độ nguy hiểm khác nhau. Ví dụ, bị xước măng rô có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Thêm vào đó, ngoài triệu chứng xước măng rô khi thiếu vitamin C, xước măng rô còn là biểu hiện của một số bệnh khác như:

Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay thể hiện người bị thiếu kẽm. Mẹ có thể cho bé ăn thêm tảo biển, rau ngót, cải bắp và các loại sò biển để bổ sung thêm kẽm cho bé.

Người bị thiếu Protein có móng tay hiện các vệt trắng ngang. Mẹ nên bổ sung thêm thịt, cá, đậu tương để tăng cường protein cho bé.

Móng tay rất dễ gãy chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu vitamin A và Canxi. Nói chung, móng tay mỏng, dễ gãy là biểu hiện của thiếu các loại vitamin, vì vậy, bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể

 Cách trị xước măng rô hiệu quả. Móng tay thường bị gãy là biểu hiện của việc thiếu vitamin

Không những thế, bệnh tim mạch có thể khiến móng tay bé nở ra, đầu ngón tay thành hình dùi trống. Bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng làm móng tay mỏng đi, màu nhợt nhạt, mọc chậm. Bệnh gan khiến móng tay chuyển sang màu vàng.

Cách trị xước măng rô

Những cách điều trị xước măng rô có thể kể đến như cắt phần xước măng rô bằng kiềm, chăm sóc tay bằn chế độ dinh dưỡng. Trong đó, đáng nhắc đến là việc bổ sung chất dinh dưỡng để khiến da tay không bị xước măng rô

Đầu tiên phải kể đến trong quá trình điều trị măng rô là phương pháp lấy những vết xước đúng cách, nếu không tay bạn có thể bị nhiễm trùng. Khi lấy những vết xước măng rô bạn nên dùng kiềm cắt da sau khi đã thấm mềm phần da bong tróc.

Lưu ý, không loại bỏ các vết xước măng rô bằng răng: hành động này không những sẽ làm cho các mô bị viêm mà còn làm cho những ngón tay dễ bị nhiễm trùng

Ngoài ra, bạn nên bổ sung vitamin C và axit floric bằng các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…
  • Thực phẩm giàu acid folic có trong: cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…)

Ngoài ra, việc bổ sung dùng vitamin E bôi trực tiếp lên các vết xước để cung cấp độ ẩm cho da cũng là một biện pháp hiệu quả được kể đến. Phương pháp này có thể giúp làm cho nền móng được dưỡng ẩm tốt và mềm mại hơn.

Và hơn nữa, vitamin E có khả năng phục hồi làn da bị xước. Để ngăn ngừa xước măng rô, hãy nhỏ một vài giọt vitamin E lên nền móng sau khi cắt móng.

comment Bình luận

largeer