Cẩn trọng khi dùng chanh: Không phải ai cũng nên sử dụng tùy tiện
Chanh chứa hàm lượng acid citric và vitamin C cao, giúp kích thích tiêu hóa, làm sạch khoang miệng, hỗ trợ đề kháng và có tính kháng khuẩn nhẹ. Nhiều người sử dụng chanh pha nước uống hằng ngày với mục đích thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân hoặc cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng chanh hoặc dùng không đúng liều lượng, thời điểm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở những người đang có bệnh lý nền.
Những đối tượng nên cẩn trọng khi dùng chanh
1. Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng
Do chứa nhiều acid, chanh có thể làm tăng lượng dịch vị trong dạ dày, gây kích thích niêm mạc và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, loét. Uống nước chanh khi đói hoặc với liều lượng lớn dễ dẫn tới đau bụng, buồn nôn, ợ chua.

gười đau dạ dày không nên uống nước chanh nhiều nhất là khi bụng đói dễ khiến tình trạng nặng thêm.
2. Người bị sỏi thận hoặc đang điều trị bệnh thận
Chanh chứa oxalate – một hợp chất có thể góp phần hình thành sỏi thận ở một số người nhạy cảm. Với người bị suy giảm chức năng thận, khả năng đào thải acid uric và oxalate cũng kém, dễ dẫn đến tích tụ và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
3. Người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản
Acid trong chanh có thể kích thích cơ vòng thực quản dưới, gây giãn nhẹ và làm tăng triệu chứng ợ nóng, khó tiêu hoặc đau rát vùng ngực.
4. Người đang điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc lợi tiểu
Một số hoạt chất trong thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi acid citric, làm thay đổi tốc độ hấp thu hoặc tăng nguy cơ tương tác thuốc. Việc uống nước chanh quá gần thời điểm dùng thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây rối loạn điện giải nhẹ.
5. Người bị dị ứng với họ cam quýt
Tuy hiếm gặp, nhưng chanh vẫn có thể gây phản ứng dị ứng như ngứa miệng, nổi mẩn, thậm chí sốc phản vệ ở người mẫn cảm.
Sử dụng chanh đúng cách để phát huy lợi ích
Để sử dụng chanh tốt nhất cho cơ thể, theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên uống nước chanh pha loãng, không quá chua, tránh uống lúc đói; Không dùng quá 1–2 quả/ngày đối với người trưởng thành bình thường; Cần kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, không coi chanh là “thần dược” chữa bệnh.

Sử dụng chanh đúng cách để có lợi cho sức khỏe và tránh làm trầm trọng thêm một số bệnh lý như dạ dày hoặc thận....
Đối với những người đang điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chanh thường xuyên vào thực đơn.
Tóm lại, chanh là thực phẩm có nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng thường xuyên. Việc hiểu rõ tình trạng sức khỏe cá nhân, kết hợp kiến thức dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người tiêu dùng sử dụng chanh một cách an toàn và hiệu quả hơn trong đời sống hằng ngày.
Nguyên An (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am