Cẩn trọng với hội chứng tiềm ẩn sau những đôi mắt hai màu mê hoặc

Trong đa số trường hợp, loạn sắc tố mống mắt (Heterochromia iridum) không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Hiện tượng này xuất hiện do bất thường trong gene di truyền từ cha mẹ hoặc điều khác lạ xảy ra khi mắt được hình thành. Ở một số ca hiếm hoi, đó có thể là triệu chứng của bệnh lý.
13/02/2021 16:30

 

hoi-chung-tiem-an-sau-nhung-doi-mat-2-mau-me-hoac

Người mẫu Sarah McDaniel nổi tiếng nhờ đôi mắt 2 màu. Ảnh: Pinterest

Loạn sắc tố mống mắt phổ biến ở một số loại động vật nhưng không nhiều ở người. Khoảng 1% dân số chịu ảnh hưởng của hiện tượng này. Ở Mỹ, có khoảng 200.000 người có mắt như vậy dưới nhiều hình thức khác nhau.

Biểu hiện và các loại loại loạn sắc tố mống mắt

Mống mắt của bạn có màu sắc nhờ một sắc tố gọi là melanin. Nhờ đó, chúng có màu xanh lam, xanh lục, nâu. Ít melanin dẫn đến màu mắt sáng hơn. Nhiều sắc tố melanin làm cho mắt sẫm hơn.

Có 3 loại loạn sắc tố mống mắt: 

- Loạn sắc tố hoàn toàn: Một mống mắt có màu khác với mống mắt còn lại. Ví dụ, bạn có thể có một mắt xanh và một mắt nâu.

- Loạn sắc tố phân đoạn: Các phần khác nhau của một mống mắt có màu sắc khác nhau.

- Loạn sắc tố trung tâm: Vòng ngoài của mống mắt có màu khác với phần còn lại.

Nguyên nhân và nguy cơ:

Khi bạn sinh ra với đôi mắt khác màu, đó là loạn sắc tố mống mắt bẩm sinh. Các điều kiện có thể gây ra tình trạng này bao gồm loạn sắc tố lành tính, hội chứng di truyền Piebaldism, phình đại tràng bẩm sinh, nhiễm sắc tố dầm dề…

Nếu màu mắt của bạn thay đổi khi đã lớn, lý do là:

- Chấn thương mắt khi ở nhà, chơi thể thao hoặc các hoạt động giải trí khác.

- Tăng nhãn áp: Bệnh mắt này ảnh hưởng đến hơn 3 triệu người Mỹ. Sự tích tụ chất dịch làm tăng áp lực trong mắt của bạn. Bệnh có thể gây mất thị lực, nhưng phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn ngừa điều đó.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

- U nguyên bào thần kinh: Đây là bệnh ung thư tế bào thần kinh thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi. Khi các khối u đè lên dây thần kinh ở ngực hoặc cổ, trẻ có thể bị sụp mí mắt và đồng tử. Bệnh nhi cũng có thể mắc chứng dị sắc tố. 

- Ung thư: Ung thư biểu mô ảnh hưởng đến mắt của bạn trong một số trường hợp. Dấu hiệu của u ác tính ở mắt là đốm đen trên mống mắt. Nhìn mờ hoặc mất thị lực đột ngột cũng là triệu chứng rất phổ biến.

hoi-chung-tiem-an-sau-nhung-doi-mat-2-mau-me-hoac-3

Nữ diễn viên người Mỹ, Kate Bosworth. Ảnh: Stylectory

Heterochromia ở trẻ sơ sinh

Nếu bạn có con với đôi mắt khác màu, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ nhi khoa. Trẻ cũng có thể cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Có khả năng con bạn vẫn đang phát triển và màu mắt của chúng sẽ thay đổi.

Chẩn đoán

Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy sự thay đổi màu sắc của một hoặc cả hai mắt.

Bác sĩ sẽ xem xét kỹ mắt, hỏi bạn đã mắc chứng loạn sắc tố mống mắt trong bao lâu và liệu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác không. Họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc di truyền để tìm nguyên nhân.

Điều trị 

Nếu tình trạng sức khỏe gây ra chứng loạn sắc tố của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp. Nếu không, bạn không cần điều trị.

Theo Vietnamnet

comment Bình luận

largeer