Cảnh báo một số hiểu lầm thường gặp của người mắc COVID-19 khi tập phục hồi chức năng

Chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cảnh báo một số hiểu lầm thường gặp của người mắc COVID-19 khi tập phục hồi chức năng.
27/04/2022 08:37

1. Không cần PHCN: người bệnh thường cho rằng sau điều trị như chấn thương gãy xương, trật khớp, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống… chỉ cần phẫu thuật là hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên mục tiêu điều trị thực tế không chỉ cần phục hồi về mặt giải phẫu mà còn phải đảm bào hồi phục về mặt chức năng.

2. Lựa chọn thời điểm tập PHCN: quá sớm, quá muộn. Tùy từng bệnh lý và tổn thương chức năng mà chỉ định tập PHCN khác nhau, tập quá sớm có nguy cơ làm nặng thêm trình trạng bệnh, tập quá muộn nguy cơ biến chứng, kém hiệu quả và tàn tật.

246029361_244120434408336_7075529909962503279_n

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tư vấn về một số hiểu lầm thường gặp của người mắc COVID-19 khi tập phục hồi chức năng

3. Bài tập không phù hợp, không đúng kỹ thuật và cường độ tập luyện: chương trình tập PHCN phải theo từng giai đoạn của bệnh, phải có kiến thức về sinh cơ học, sinh lý chức năng và giải phẫu cơ quan cũng như tiến triển của bệnh để xây dựng bài tập luyện với cường độ phù hợp. Không tự ý tập luyện khi không có hướng dẫn và theo dõi từ bác sỹ và kỹ thuật viên PHCN.

4. Chỉ tập luyện một vùng liên quan đến tổn thương: việc tập luyện nâng cao sức khỏe tổng thể là quan trọng giúp hỗ trợ người bệnh tăng cường cơ lực và chức năng sinh hoạt tạo điều kiện tránh các tổn thương và bệnh lý khác trong tương lai.

5. Các lĩnh vực can thiệp PHCN: ngoài can thiệp về vận động, PHCN còn có thể can thiệp các rối loạn chức năng khác như: ngôn ngữ, nuốt, nhận thức, rối loạn chức năng đại – tiểu tiện, thăng bằng điều hợp, dụng cụ chỉnh hình…

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

comment Bình luận

largeer