Cấp độ bão 13-14 nguy hiểm như thế nào?

Chúng ta thường xem trên các chương trình dự báo thời tiết thông báo về bão mạnh theo cấp độ kèm tốc độ, hướng di chuyển. Vậy thực sự các cấp bão nguy hiểm như thế nào đối với con người và môi trường xung quanh.
27/10/2020 10:37

Bão là gì?

"Bão" tiếng Anh là "Storm" là hiện "tượng tự nhiên trong trạng thái nhiễu động của tầng khí quyển". Bão là những thời điểm mà thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động, môi trường sống của con người. Có nhiều loại bão khác nhau như: bão từ, bão cát, bão bụi, bão nhiệt đới, bão trong vũ trụ, bão lửa, bão tuyết...

Ở Việt Nam, khi nói tới bão là ám chỉ tới bão nhiệt đới thường kèm theo gió to, mưa lớn và giông tố. 

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

bao

Hình minh họa.

Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 - 12km.

Bão thường hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

mua bao

Hình minh họa.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Phân loại các cấp độ bão

Cấp bão là khái niệm dùng để phân chia độ mạnh yếu của bão. Theo quy ước chung, vận tốc gió sẽ được tính trung bình trên một phút, cường độ mạnh yếu của các cơn bão được đo dựa vào thời gian đổ bộ vào đất liền.

Hiện nay, các nhà khoa học sử dụng 2 bảng thang để phân loại cấp độ bão là thang bão Saffir-Simpson và thang sức gió Beaufort.

Thang bão Saffir Simpson được sử dụng đề đo lường cho các cơn bão nhiệt đới xuất hiện nhiều ở khu vực Tây bán cầu, nơi có những cơn bão với cường độ lớn và thường lớn hơn rất nhiều so với áp thấp nhiệt đới. Thang này phân loại bão thành 5 cấp dựa vào tốc độ gió kéo dài (khoảng từ 119 km/h trở lên), sóng cồn và áp suất tâm bão.

Tuy nhiên, vào năm 2009, Trung tâm dự báo bão Hoa Kỳ đã loại bỏ yếu tố sóng cồn và khí áp tâm bão ra khỏi tiêu chí phân cấp mà chỉ chuyên hóa thành thang đo lường sức gió thuần túy bởi sự không chính xác hoàn toàn của chúng. Ngoài ra, thang Saffir Simpson không được áp dụng để đo sức gió giật (mức độ dữ dội) của cơn bão tại một thời điễm nhất định. Sức gió giật sẽ được chia theo cấp độ nhỏ hơn thang bão Saffir Simpson và thường sẽ là theo t lệ 2: 1.

Theo cách phân loại này, cơn bão mạnh nhất được phân loại là bão cấp 5 với các đặc điểm như sau: Sức gió kéo dài lớn hơn 250 km/h. Sóng cồn cao hơn 5,5m. Ấp suất tâm bão nhỏ hơn 690 mm thuỷ ngân. Với cơn bão cấp 5, khả năng gây thiệt hại sẽ là rất lớn. 

31 cap bao

31 cấp độ bão theo thang sức gió Beaufort

Thang sức gió Beaufort được sử dụng phố biến hơn vì thang này phân loại cả các tình trạng thời tiết thông thường dựa vào tốc độ gió, độ cao sóng và tình trạng mặt biến. Với tiêu chí độ cao của sóng thì sẽ được tính tại thời điểm ngoài biễn khơi chứ không tính tại thời điểm sóng ở ven bờ.

Trước đây, thang sức gió Beafort chỉ được phân chia thành 13 cấp từ 0 - 12 và áp dụng cho các cơn bão nhỏ. Sau đó, nó được thêm vào từ cấp 13 đến cấp 17 nhằm áp dụng cho các cơn bão nhiệt đới mạnh, có sức gió cực lớn và thường được gọi là siêu bão. Tuy nhiên, với việc xuất hiện các cơn siêu bão như hiện nay thì cấp 17 vẫn không đủ đề diễn đạt được hết sức mạnh của chúng. Do đó, một số nước trong đó có Việt Nam hiện đang sử dụng thang sức gió Beaufort hoàn toàn mới với 31 cấp độ.

Với cách phân loại theo thang sức gió Beaufori mới, cơn bão mạnh nhất có thể được gọi là siêu bão huỷ diệt đạt cấp 30 với các đặc điểm như sau: Sức gió lớn hơn 527 km/h; tâm bão có gió xoáy cực kỳ mạnh, có khả năng nâng, hút các vật nặng và ném chúng đi vài km.

Nếu cơn bão ở cấp độ này xảy ra, hậu quả sẽ là cực kỳ thảm khốc với sự huỷ diệt, xoá số và san bằng toàn bộ khu vực nơi mà chúng đi qua. Trong những cơn siêu bão có thê xuất hiện lốc xoáy và vời rồng có sức tàn phá rất khủng khiếp.

Riêng ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, có nhiều cách tính về cấp độ gió trong nhiễu động khí. Cách hiểu dưới đây được cho là phổ thông thường được áp dụng bởi các cơ quan khí tượng đáng tin cậy như Nhật Bản, Hong Kong và Mỹ.

Áp thấp nhiệt đới: là thang thấp nhất, khi gió ở tâm hiện tượng thời tiết không vượt quá 61 km/h.

Bão nhiệt đới: sức gió trung bình 63 km/h.

Bão nhiệt đới dữ dội: sức gió trung bình 89 km/h.

Bão cuồng phong (typhoon): sức gió trung bình đạt 119 km/h

Cuồng phong dữ dội (severe typhoon): kể từ năm 2009 cơ quan khí tượng Hong Kong phân cấp mới "dữ dội cuồng phong" cho các hiện tượng nhiễu động khí cực mạnh ở khu vực, khi sức gió trung bình đạt 150 km/h.

Siêu bão cuồng phong (super typhoon): khi gió trung bình trên mức 190 km/h, theo cơ quan khí tượng Hong Kong.

Còn theo quy định của Trung tâm Cảnh báo bão hải quân Mỹ thì khu vực Tây Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam), khi bão đạt mức gió trên 213 km/h được gọi là siêu bão (Super Typhoon).

 

Tại Việt Nam, Quy định trong Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg, cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5.

Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ (bao gồm vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang), trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ;

 Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau: Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ; Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau: Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ; Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.

Thùy Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer