Cha mẹ cần lưu ý về hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ
Trong hội chứng thận hư, lượng protein trong máu thấp cho phép nước thấm vào các mô, khiến các tế bào biểu mô bị sưng phồng, hiện tượng sưng này được gọi là “phù”. Tất cả các mô cơ thể đều có thể bị phù, nhưng những vị trí phù rõ nhất là bụng, chân, mặt, dương vật và bìu. Do đó, hội chứng thận hư là tình trạng protein mất nhiều qua nước tiểu, dẫn đến giảm protein trong máu và gây ra phù.
Nguyên nhân của hội chứng thận hư?
Thể hội chứng thận hư thường gặp nhất là hội chứng thận hư đáp ứng với steroid. Nguyên nhân của thể này vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Đúng như tên gọi, thể này đáp ứng tốt với các loại steroid (chẳng hạn như prednisolon). Hội chứng thận hư hay gặp nhất là ở trẻ 2-3 tuổi, nhưng mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Nhiều trẻ bị thận hư cũng có thể bị mắc các tình trạng bệnh khác có nguyên nhân là dị ứng (như hen, chàm, cảm mạc), nhưng người ta chưa xác định được yếu tố dị ứng đặc biệt nào gắn với các trẻ mắc trẻ mắc hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư còn có nhiều thể khác nữa, thường được xếp vào nhóm có tên là hội chứng thận hư kháng steroid. Những trường hợp này cần điều trị khác nhau và có tiến triển khác nhau.

(Ảnh minh họa)
Một số thuốc chủ yếu dùng trong hội chứng thận hư
– Một loại thuốc steroid có tên prednisolone được dùng để điều trị cho những trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. Trong 90% các trường hợp, thuốc này giúp đẩy lui bệnh hoàn toàn. Protein trong nước tiểu cũng như phù đều biến mất. Những trẻ này thuộc nhóm hội chứng thận hư đáp ứng với setroid.
– Để đẩy lui bệnh, cần dùng một liều Prednisolone khá cao mỗi ngày trong vòng vài tuần. Những liều cao này thường được dung nạp tốt và không có tác dụng phụ. Bạn có thể nhận thấy mặt trẻ hơi tròn ra và ăn khỏe hơn trong thời gian sử dụng setroid liều cao.
– Bạn sẽ được hướng dẫn cách dùng que thử bằng nhựa để kiểm tra lượng protein trong nước tiểu của trẻ hàng ngày vào buổi sáng. Que thử sẽ nguyên màu vàng nếu không có protein trong nước tiểu, hay chuyển sang các màu xanh lá cây khác nhau, tùy thuộc vào lượng protein có trong nước tiểu. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên xem nên cho trẻ uống bao nhiêu. Nếu bị phù to, trẻ có thể cần truyền albumin để thay thế tạm thời albumin trong máu. Albumin không làm ngưng protein trong nước tiểu, nhưng có thể giúp giảm phù phần nào. Trẻ có thể cần được truyền albumin liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm (gọi là thời kỳ lui bệnh). Khi trẻ bị phù, nên tránh ăn các thức ăn mặn.
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến viện?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám hoặc tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thận khi:
Con bạn có protein trong nước tiểu được 4 ngày
Con bạn tăng hơn 1kg trong thời kỳ tái phát
Trẻ bị chân tay lạnh, hoặc đau bụng trong thời kỳ tái phát
Trẻ bị sốt hoặc nôn mửa trong thời gian điều trị
Trẻ bị phơi nhiễm với thủy đậu trong thời gian điều trị.
Tại sao cần phải theo dõi?
Kết quả kiểm tra nước tiểu sẽ cho thấy con bạn có đáp ứng với quá trình chữa bệnh hay không.
Nếu con bạn có lượng protein trong nước tiểu cao (2+) trong ba ngày liên tiếp, đó có thể là biểu hiện của hội chứng thận hư tái phát và bạn nên thông báo cho bác sĩ và điều dưỡng biết.
Nếu trẻ không có protein trong nước tiểu trong vòng ít nhất ba ngày, trẻ đang trong thời kì lui bệnh và sẽ chóng khỏe mạnh.
Sổ theo dõi ghi chép đầy đủ và chính xác sẽ giúp các bác sĩ nhận định tốt hơn về tình trạng sức khỏe chung của đứa trẻ cũng như hiệu quả của quá trình chữa bệnh. Bạn nên mang theo sổ theo dõi mỗi lần cho trẻ đi khám.
Cha mẹ nên trang bị đủ kiến thức về cách nhận biết triệu chứng của hội chứng thận hư để để trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Dương Thanh Bình, Nguyễn Thu Hương - Khoa Thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm