Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng
Tại Hội thảo tập huấn chăm sóc F0 tại nhà và phòng chống COVID-19 tại cộng đồng do Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng Đồng Việt Nam phối hợp với Hội Quân dân Y Việt Nam và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức, TS.BS. Hồ Đặng Trung Nghĩa Trưởng Bộ môn Nhiễm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã có những chia sẻ về Chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại cộng đồng - Nhận diện sớm các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh nhân F0 theo dõi tại nhà.
Sinh bệnh học
Bệnh có 3 pha: Thứ nhất, đáp ứng với nhiễm virus trong đó virus gắn vào thụ thể ACE2: Niêm mạc đường hô hấp; TK khứu giác; Tế bào thượng bì ở ruột, tế bào nội mô mạch máu... Thứ hai, biểu hiện phổi: IIa = PaO2/FiO2 ≥ 300; IIb: PaO2/FiO2 < 300. Thứ ba, bệnh diễn tiến nặng do tăng cytokine tiền viêm: ARDS; Cơn bão cytokine: Sốc, suy đa tạng, bệnh lý đông máu.
Biểu hiện lâm sàng
Ủ bệnh: 5 - 7 ngày (2 - 14 ngày); 13/30 (43%) là nhiễm trùng không có triệu chứng; Triệu chứng nhẹ: Sốt, đau nhức giống cảm cúm. Tại đường hô hấp: ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Ngoài đường hô hấp: Mất khứu giác, mất vị giác; Tiêu chảy, nôn ói; Sung huyết kết mạc, chảy nước mắt.
Biểu hiện nặng: Hô hấp: viêm phổi nặng, ARDS. Thần kinh: Bệnh lý não, viêm não; Hội chứng Guillain – Barre; Đột quỵ. Tuần hoàn: Viêm cơ tim; Viêm màng ngoài tim, loạn nhịp, suy tim...

Phân loại mức độ lâm sàng
Không triệu chứng: Chỉ RT-PCR (+). Nhẹ: Viêm hô hấp trên; Không viêm phổi/thiếu oxy. Trung bình: Viêm phổi, không dấu hiệu nặng, SpO2 ≥ 93% (khí trời); X-quang/CTscan ngực. Nặng: Viêm phổi; Khó thở, thở >30 lần/phút; Hoặc SpO2 <93% (khí trời). Nguy kịch: ARDS; Nhiễm trùng huyết/Sốc nhiễm trùng; Khác: nhồi máu phổi, đột quỵ...
Yếu tố nguy cơ mắc COVID-19 nặng
Người già; COPD; Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành, bệnh lý cơ tim...); Đái tháo đường type 2; Béo phì (BMI ≥ 30); Bệnh thận mạn; Suy giảm miễn dịch: ghép tạng, bệnh lý huyết học...
Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng
Tiêu chí chọn bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà
- Thỏa điều kiện: RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên dương tính. Không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Ít nhất 1 trong 2 tiêu chí: Tiêm đủ 2 mũi hoặc 14 ngày sau mũi 1; Có đủ 3 yếu tố: 1 < tuổi < 50, không bệnh nền, không đang mang thai. Có khả năng tự chăm sóc tại nhà.
- Không viêm phổi hoặc thiếu oxy: Nhịp thở >20 lần/phút. SpO2 <96% (khí trời). Thở bất thường: Thở rên, khò khè, thở rít; Phập phồng cánh mũi; Rút lõm lồng ngực.
Theo dõi sức khỏe tại nhà
- Sinh hiệu: 2 lần/ngày; Mạch; Huyết áp (nếu có máy đo); Nhịp thở; Nhiệt độ; SpO2 (nếu có máy đo)
- Triệu chứng: Mệt mỏi, ớn lạnh...; Triệu chứng ho, ho có đàm, mất mùi, đỏ mắt,tiêu chảy...
- Triệu chứng nguy hiểm: Khó thở, hụt hơi...; Nhịp thở: 1-5 tuổi ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi ≥ 30 lần/phút, người lớn > 20 lần/phút; SpO2 ≤ 95% (*); Tím môi, đầu chi; Rối loạn mạch, huyết áp; Đau ngực, ho ra máu...; Rối loạn ý thức.
Khi có dấu hiệu nguy hiểm
Liên hệ: Trạm y tế/ trạm y tế lưu động/Đội phản ứng nhanh; 115; Tư vấn từ xa: Tổng đài “1022”; Tổ y tế từ xa: “028 99999 115”.
Chăm sóc và thuốc điều trị tại nhà
Điều trị nâng đỡ (bệnh nhẹ)
Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng; Vệ sinh mũi họng...; Giữ ấm; Uống đủ nước; Đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin C...; Hạ sốt bằng paracetamol; Tập thở/ tư thế nằm sấp; Theo dõi sát lâm sàng.
Gói thuốc A: Điều trị triệu chứng
Chỉ định: Sốt; Điều trị hỗ trợ
Thuốc: Paracetamol: Người lớn: 500mg mỗi 6 giờ; Trẻ em: 10-15mg/kg/6 giờ. Các vitamin: B, C, D, kẽm... Nước muối: súc họng...
Gói thuốc B: Kháng viêm và kháng đông
Thuốc kháng viêm: Dexamethasone 0.5 mg (liều 6 mg/ngày, uống 1 lần buổi sáng, sau ăn); Methylprednisolone 16 mg (liều 32 mg/ngày, chia 2 lần, uống sau ăn); Prednisolone 5 mg (liều 40 mg/ngày, uống 1 lần buổi sáng, sau ăn). Thuốc kháng đông: Rivaroxaban 10 mg (uống sáng 1 viên); Apixaban 2.5 mg (uống 1v x 2 lần/ngày).
Chỉ định: ≥ 18 tuổi. Khó thở: Hụt hơi, khó thở tăng khi vận động; Nhịp thở khi nghỉ ngơi >20 lần/phút; SpO2 <95%. Dùng trong vòng 3 ngày. Liên hệ bác sỹ để được hướng dẫn và hỗ trợ.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai; Phụ nữ cho con bú; Mắc một trong các bệnh sau: Viêm loét dạ dày - tá tràng, suy gan, suy thận, bệnh dễ chảy máu.
Gói thuốc C: Thuốc kháng virus
Chỉ định: Người lớn: 18 - 65 tuổi; COVID-19 biểu hiện nhẹ; Đồng ý ký “Phiếu chấp thuận...”; Tránh mang thai (nam/nữ)
Không chỉ định: Phụ nữ có thai/cho con bú; Suy gan; Viêm gan siêu vi cấp; Suy thận; Viêm tụy cấp hoặc mạn
Liều điều trị: Molnupiravir: 800mg x 2 lần/ngày. Điều trị trong 5 ngày.
Thu Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am