Xông nhà bằng thảo dược làm sạch không khí, diệt virus

Phong tục xông nhà là phương pháp truyền thống dùng để loại bỏ mùi hôi ẩm mốc, tăng vượng khí thường được thực hiện vào các dịp lễ tết, gắn với văn hóa và tâm linh, mỗi năm chỉ làm vài lần. Ngoài ý nghĩa văn hóa, tâm linh, xông nhà bằng thảo dược còn giúp làm sạch không khí, diệt virus, giảm lo âu căng thẳng và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ phòng chống COVID-19 hiệu quả.
27/08/2021 17:02

Các loại thảo dược thường được dùng để xông nhà thường là những loại chứa tinh dầu thơm. Khi gặp nhiệt độ cao, tinh dầu dễ bay hơi trong thảo dược sẽ lan tỏa khắp không gian phòng. Người ta thường dùng quế, đại hồi, đinh hương, trầm hương, tràm hương, đàn hương, ngọc am, trần bì, bạch truật, thương truật, bồ kết, bạch chỉ, khương hoạt… để đốt trực tiếp, hoặc làm thành nén đốt hoặc đốt trên lò đất nung. Các loại thảo dược tươi như hương nhu, ngải cứu, sả, vỏ chanh, vỏ bưởi, lá bưởi, long não, chổi xể, kinh giới, tía tô, ngải cứu… thường được dùng xông nhà bằng cách đun sôi mở vung nồi, hơi nước nóng và tinh dầu sẽ bay lên.

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại với các biến thể siêu lây nhiễm, vậy nên mọi người càng chú tâm tới việc xông nhà hơn, nhằm giúp làm sạch không khí và hạn chế khả năng nhiễm bệnh. Tinh dầu có trong các loại thảo dược có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn, bào tử nấm mốc, xua đuổi côn trùng…, giúp không gian sạch sẽ, thơm hương và ấm cúng.

xong nha

Các phân tử tinh dầu trong các thành phần dược liệu sẽ thông qua khứu giác gửi tín hiệu đến các tế bào thần kinh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể thông qua hệ thần kinh. Với quan niệm sức khỏe tổng thể là sự cân bằng về sức khỏe sinh lý và sức khỏe tâm lý, trị liệu bằng xông thảo dược giúp cân bằng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách tự nhiên. Phương pháp này giúp tinh thần thư giãn, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên (cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang) và các chứng đau nhức...

Ngày nay, với cuộc sống hiện đại, người ta ít sử dụng dược liệu thô để đốt hoặc đun sôi, thay vào đó là những sản phẩm tiện ích hơn như nụ trầm, nén thảo dược để xông nhà. Trầm hương hoặc các dược liệu được nghiền mịn kết hợp với keo Bời lời nén lại tạo hình thành dạng nụ, tháp hay nén nhang. Các loại nụ, nén hương thảo dược này được sử dụng với nhiều công dụng trong cuộc sống; vừa mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy; vừa có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, đốt nụ thảo dược cũng có tác dụng làm sạch không khí, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, đem lại tinh thần thư giãn, năng lượng tích cực và hỗ trợ phòng chống các bệnh về hô hấp, thần kinh.

xong nha 3

Đốt nụ thảo dược là một nét đẹp văn hóa, bởi vậy những cách đốt mang đầy tính nghệ thuật. Một số cách đốt nụ thảo dược có thể kể đến như sau:

Một là, đốt trên đĩa: đây là phương pháp đơn giản nhất, chỉ cần chuẩn bị một đĩa nhỏ bằng gốm, sứ hoặc đất nung, để an toàn, chống cháy bởi tàn nhang.

Hai là, sử dụng lư xông: đặt nụ thảo dược vào trong lư xông nhà ở, văn phòng làm việc, bàn thờ, phòng trà... Chỉ cần châm lửa trên đỉnh tháp hương rồi đặt vào bên trong lư và đậy nắp lư. Khói trầm tỏa lên trên cao đi theo các khe nhỏ trên đỉnh lư mà tỏa ra nhẹ nhàng, tinh tế.

Ba là, sử dụng thác khói: thác khói được thiết kế để khói từ nụ thảo dược tỏa lên trên và chảy ngược xuống dưới lỗ nụ và nó sẽ lan tỏa lên trên cao, một phần khói chảy ngược xuống bên dưới theo cấu trúc thác, khói trắng huyền ảo tựa tiên cảnh. Thác khói giúp tăng sự thẩm mỹ, tạo sự an nhàn, thư giãn, giúp tịnh tâm trí trong công việc và đời sống.

xong nha 2

Dùng nụ, nén hương thảo dược vừa đem được đến tác dụng làm sạch không khí, chống virus…, vừa tiện lợi, dễ dàng sử dụng và phù hợp với cuộc sống hiện đại. Để đảm bảo an toàn, chúng ta nên lựa chọn những loại sản phẩm có thành phần hoàn toàn tự nhiên, không ngâm tẩm hóa chất độc hại và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

Xông nhà thảo dược giúp làm sạch không khí, diệt virus, mang năng lượng tích cực, góp phần phòng chống bệnh dịch. Không chỉ trong giai đoạn dịch COVID-19 này, mà chúng ta nên có thói quen xông nhà định kỳ để nâng cao sức khỏe.

TS Phùng Tuấn Giang

Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển y dược cổ truyền Việt Nam

comment Bình luận

largeer